Thứ năm, 28/03/2024 17:48 (GMT+7)

logo homobq logo tim mạch

hotline

Đột quỵ nhồi máu não kết hợp phình động mạch não

5/5 - (1 bình chọn)

CHỤP MẠCH PHÁT HIỆN PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Bệnh nhân nữ 71 tuổi, trú quán Lâm Đồng, tiền sử khỏe mạnh. Bị bệnh cách đây 2 tuần (2/4/2023), tự nhiên lẫn, nhận người thân và vật xung quanh nhiều lúc không đúng, diễn đạt lời nói khó khăn, lời nói không phù hợp với câu hỏi. Kèm theo chóng mặt nhẹ, đi lại được nhưng chếnh choáng. Bệnh nhân vào bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, chụp CT scanner sọ não phát hiện nhồi máu não vùng thái dương chẩm trái. Sau gần tuần điều trị, bệnh nhân hết chóng mặt, trí nhớ cải thiện hơn chút, gia đình đưa ra Hà Nội. 

MRI nhồi máu não thái dương chẩm trái

MRI nhồi máu não thái dương chẩm trái

MRI nhồi máu não thái dương chẩm trái

MRI nhồi máu não thái dương chẩm trái

Chẩn đoán nhồi máu não

Chẩn đoán nhồi máu não

Người bệnh đến Trung tâm Dự báo – Dự phòng đột quỵ não, gặp Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn để được khám và tư vấn. Tiến sĩ Tuấn khẳng định, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ giác quan (trí nhớ giảm, giảm khả năng nhận biết đồ vật, giảm tính toán và khả năng diễn đạt lời nói), do đột quỵ nhồi máu não vùng thái dương chẩm trái. Đây là một trường hợp khá điển hình về lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, khi bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ giác quan, không bị liệt chi hoặc chỉ liệt nhẹ, có thể liệt dây VII trung ương kín đáo.

Kế hoạch điều trị: bệnh nhân cần dùng thuốc để chống bị lại (Aspirin – chống kết tập tiểu cầu; hạ mỡ máu – Aztor 20mg) và thuốc dưỡng não (Cerebrolysin 20mg trong 3 tuần, nhóm Piracetam 4-8gam/ngày, Homo BQ vừa cung cấp vitamin cần thiết, vừa chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch nên có hiệu qủa hỗ trợ điều trị và dự phòng đột quỵ não. Mặt khác phải phục hồi chức năng ngôn ngữ tích cực, theo đúng kỹ thuật, ngày 2 lần. Có như vậy người bệnh mới phục hồi tốt nhất về chức năng.

Homo BQ giúp chống xơ vữa động mạch

Homo BQ giúp tổng hợp NO và chống xơ vữa động mạch

Bác sĩ đã tư vấn, người bệnh cần chụp MRI mạch máu não, hoặc CT đa dãy dựng mạch máu não để khảo sát mạch.

Phình động mạch não

MRI 3.0T: Phình động mạch não

Kết quả chụp cộng hưởng từ 3.0T: phát hiện có phình động mạch cảnh trong bên phải, nơi gần phân chia của động mạch thông sau, túi phình dạng nún, cổ rộng, kích thước 3,6 X3,2 mm.

Phình động mạch não

MRA 3.0 T. Phình động mạch não

Phình động mạch não của người bệnh này chỉ là tình cờ khảo sát mạch phát hiện, chứ không phải là nguyên nhân gây nhồi máu não bán cầu trái. Vì nguyên nhân nhồi máu não là do huyết khối xơ vữa động mạch tại chỗ, hoặc tắc mạch từ nới khác đến. Mặt khác, nhồi máu não bán cầu trái, còn phình mạch ở bên phải. Như vậy, người bệnh mặc dù không có tăng huyết áp, không đái tháo đường, chỉ có rối loạn mỡ máu, đã có 2 nguyên nhân gây đột quỵ não. Thứ nhất, là do xơ vữa động mạch não, đã gây nhồi máu não vùng thái dương chẩm trái. Thứ 2, có phình động mạch cảnh trong phải phát hiện tình cờ, chưa có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên phình động mạch này ở động mạch não giữa nơi có dòng chảy mạnh, phình cổ rộng, kích thước vừa phải 3,6 X 3,2mm), nguy cơ vỡ phình động mạch ở vị trí và hình dạng này khá cao. Nếu bị vỡ phình động mạch này thì rất nguy hiểm đến tính mạng, hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng, do phình mạch cổ rộng ở động mạch lớn (cảnh trong). Vì vậy người bệnh cần có kế hoạch can thiệp sớm để tránh nguy cơ bị vỡ. Với trường hợp này, có thể tiến hành đặt Stent đảo chiều dòng máu qua đoạn phình động mạch, để túi phình xơ hóa dần và biến mất, hoặc phẫu thuật kẹp cổ túi phình động mạch cảnh trong phải.

Như vậy, người bệnh không bị tăng huyết áp, đái tháo đường, không nghiện rượu và thuốc lá (bệnh nhân nữ), nhưng đã bị đột quỵ nhồi máu não và nguy cơ chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não. Trung tâm dự báo – Dự phòng động mạch chúng tôi khuyến cáo, với mọi người bệnh đã bị đột quỵ thì rất khoát phải được chụp hệ động mạch não, điện tim và siêu âm tim để tìm nguyên nhân trực tiếp có thể gây đột quỵ tái diến. Với người mặc dù chưa bị đột quỵ, nếu trên 50 tuổi vẫn nên được chụp mạch máu não kiểm tra, để loại trừ hoặc phát hiện mần mống trực tiếp gây đột quỵ ở não.

TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn, TS.BS Nguyễn Văn Tuyến

 

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call