Thứ tư, 15/05/2024 23:42

logo homobq logo tim mạch

hotline

XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN: Cái chết không báo trước, nhưng có thể biết trước

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyên nhân của xuất huyết dưới nhện bao gồm do chấn thương và không do chấn thương. Trong nhóm nguyên nhân không do chấn thương thì xuất huyết dưới nhện do vỡ phồng động mạch não chiếm tới 80%. Điều đáng sợ là nguy cơ bị vỡ có ở tất cả các bệnh nhân phồng động mạch não, nhưng… không thể biết ai sẽ bị và khi nào sẽ xảy ra.

SẼ KHÔNG PHẢI NÓI “GIÁ NHƯ”

KHI CHÚNG TA CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC “ĐIỀU ĐÁNG TIẾC”

– Phình động mạch não (phồng động mạch) gặp khoảng 1% – 1,5% trong dân số, không kể theo lứa tuổi. Phình động mạch não không phải là bệnh bẩm sinh, túi phình được hình thành trong quá trình sống, do các yếu tố làm tổn thương nội mạc động mạch, làm dãn phình ra một cách từ từ. Túi phình gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trung niên là hay gặp nhất.

2013 03 04 231033
– Phình động mạch não có thể gặp ở người sức khỏe bình thường, người không có yếu tố nguy cơ tim mạch. Nhưng người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, hay uống rượu thì nguy có có túi phình cao hơn.
– Phình động mạch não thường không có biểu hiện lâm sàng gì, một số có biểu hiện đau đầu khi thời tiết thay đổi.
– Đặc biệt lưu ý khi người bệnh đột nhiên đau đầu dữ dội, kèm theo buồn nôn, đây có thể là “Vết nứt cảnh báo”, báo hiệu người bệnh xắp bị đột quỵ sau một vài giờ đến một vài ngày.

– Triệu chứng: đột ngột đau đầu dữ dội, đau như vỡ nứt đầu, chưa bao giờ người bệnh đau như vậy; kèm theo nôn hoặc buồn nôn. Nếu nặng thì rối loạn ý thức, kích thích nhiều, hôn mê sâu. Có khoảng 10% người bệnh bị rất nặng hôn mê sâu ngay, sau đó suy hô hấp, ngừng thở và tử vong sớm trong vòng vài chục phút.

Screen Shot 2013 08 16 at 6 36 23 PMHình ảnh chảy máu dưới nhện, máu tràn ở khe rãnh cuộn não, bể quanh cầu, quanh cuống não.

– Nguy hiểm: phình mạch vỡ gây chảy máu dưới nhện, hoặc chảy máu nhu mô não kèm khoang dưới nhện. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên 50% nếu không được cấp cứu điều trị đúng.

– Chúng ta hoàn toàn có thể biết trước được liệu mình có bị chảy máu dưới nhện (màng não) không nếu tiến hành khảo sát động mạch não lúc bình thường. Các kỹ thuật có thể phát hiện phình mạch là:

   + Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA), thường máu phải trên 1.5 Tesla;

   + Chụp mạch máu não bằng CT Scanner đa lớp cắt (CTA). Phải sử dụng máy CT đa lớp cắt, thường 64 lớp, 128 lớp hoặc 256 lớp cắt. Phương pháp này phát hiện phình mạch rất cao, với độ nhậy và độ đặc hiệu cao.

   + Chụp mạch số hóa xóa nền DSA: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phình mạch não, tuy nhiên đây là kỹ thuật chụp mạch xâm nhập nên có thể gặp biến chứng khi chụp. Nó thường được ứng dụng để khẳng định lại phình mạch, hoặc xác định dòng chảy và khi can thiệp nội mạc.

– Điều trị dự phòng: Khi phát hiện có túi phình, bác sỹ có thể điều trị bằng hai phương pháp

+ Can thiệp mạch: qua chụp mạch số hóa xóa nền, bác sỹ đưa ống thông vào tận lòng túi phình, sau đó dùng lò so kim loại đưa vào lòng túi phình để lấp đầy chúng, qua đó làm mất phình mạch. Đây là kỹ thuật hiện đại, không để lại dấu vết, không phải mổ sọ não và không gây hậu quả gì (nếu làm thành công).

+ Phẫu thuật kẹp phình mạch: là kỹ thuật ra đời nhiều năm, hiện nay chỉ sử dụng khi can thiệp mạch không tiến hành được. Kỹ thuật cũng khá an toàn, ít chi phí hơn khi làm can thiệp mạch.

– Kết quả: qua việc điều tri làm mất túi phình, người bệnh sẽ tránh được nguy cơ xuất huyết dưới nhện, cuộc sống trở lại hoàn toàn bình thường.

589 bn7 coil

Nút Coils bằng lò so kim loại

 

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call