Thứ năm, 16/05/2024 00:12

logo homobq logo tim mạch

hotline

Đột Quỵ Não ở Người Trẻ Tuổi: 12 Nguy Cơ Đột Quỵ Người Trẻ

5/5 - (1 bình chọn)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai, mỗi 5 giây sẽ có 1 người bị đột quỵ. Một nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) thực hiện cho thấy khoảng 10% đến 15% các loại đột quỵ xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi khiến gần 1/5 trong số họ phải nhập viện. Mặc dù đột quỵ não sẽ ít gặp hơn ở người trẻ  nhưng nó gây ra sự tàn phá nghiêm trọng về thời gian làm việc bị mất và tác động có thể có đối với cuộc sống của một người trẻ tuổi.

Dấu Hiệu Đột Quỵ Ở Người Trẻ

Them tieu de 1

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi

1. Mất Cảm Giác Hoặc Khó Di Chuyển: Đột ngột bị tê hoặc yếu ở mặt, tay hoặc chân và có thể mất cảm giác một bên cơ thể hoặc khó di chuyển có thể là một dấu hiệu đột quỵ.

2. Khó Nói Hoặc Hiểu Lời Nói: Đột ngột nhầm lẫn, nói khó hoặc khó hiểu.

3. Đột Ngột Khó Đi Lại: Đột quỵ dẫn đến máu ngừng cung cấp đến não nên có thể gặp tình trạng khó đi lại, chóng mặt hay mất thăng bằng.

4. Đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn hay người thân gặp 1 trong những triệu chứng trên, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

12 Nguy Cơ Đột Quỵ ở Người Trẻ

1. Vấn Đề Về Lối Sống

  • Thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, và căng thẳng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đột quỵ. Ở người trẻ nguy cơ bị đột quỵ càng gia tăng cao khi áp lực cuộc sống, tiền bạc, tình yêu,… ngày càng gia tăng (cạnh tranh cao).
  • Ở nhiều bạn trẻ sẽ bị 1 triệu trứng là hay suy nghĩ quá nhiều (overthinking) dẫn đến tình trạng mất ngủ, gây căng thẳng cho não làm tăng nguy cơ đột quỵ.

2. Bệnh Lý Di Truyền

  • Người có tiền sử về đột quỵ trong gia đình có nguy cơ cao hơn.

3. Tiền Sử Bệnh Tích

  • Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

4. Hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người trẻ hiện nay ngoài thuốc lá còn sử dụng kèm thuốc lá điện tử hay các chất kích thích khác càng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

5. Lạm dụng rượu bia

Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) là 24.6% (giảm so với 33.2% năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17.6% năm 2013). Trong đó, tỷ lệ đã từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao với 22.1% ở nam và 19.3% ở nữ. Uống rượu bia là tác nhân chính dẫn đến tỷ lệ bị đột quỵ tăng cao ở giới trẻ.

6. Tăng chỉ số BMI

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có chỉ số khối cơ thể BMI >30 và chỉ số vòng eo trên 80cm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Cần cải thiện bằng cách vận động nhiều, tập thể dục và kết hợp với chế độ ăn uống lành 

7. Bệnh tiểu đường

Nhiều bạn trẻ có thói quen ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, sữa, bánh ngọt, trà sữa,.. làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh tiểu đường dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não.

8. Tăng huyết áp

Tình trạng huyết áp cao liên tục hay bất thường có thể khiến quá trình máu lên não bị gián đoạn đột ngột, tế bào não bị chết do thiếu oxy và gây đột quỵ. Ngoài ra huyết áp ở mức cao còn có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch do phải chịu áp lực lớn lên thành mạch. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc do xuất huyết não.

9. Rối loạn mỡ máu

Mỡ máu tăng cao không kiểm soát dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch, gây ra xơ vữa động mạch. Khi nội mạc động mạch bị xơ vữa dẫn đến tình trạng tắc mạch máu não và máu không lên được đến não gây ra bệnh đột quỵ. Tuy rằng, khả năng bị mỡ máu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch ở người trẻ là tương đối thấp nhưng tại Việt nam nguyên nhân gây ra 200.000 ca đột quỵ mỗi năm là bệnh mỡ máu tăng cao hay rối loạn mỡ máu.

11. Bệnh thấp tim kèm theo rung nhĩ

Rung nhĩ là tình trạng của rối loạn nhịp tim cường độ cao ( nhịp tim tăng cao) gây ra tình trạng nguy hiểm là hạ huyết áp đột ngột và dẫn đến đột quỵ não, ở một số người trẻ có khả năng bị bệnh rung nhĩ kèm thấp tim chủ yếu đến từ di chuyền. Khi phát hiện, khó thở hay chóng mặt cần cấp thiết khám tại bệnh viện để kiểm tra tình trạng rung nhĩ kèm bệnh thấp tim

12. Thuốc tránh thai đường uống (tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2-5 lần ở phụ nữ)

Ở một số phái nữ trẻ tuổi khi chưa được phổ cập nhiều về các loại phòng tránh thai cơ bản và sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai dạng uống ngoài dẫn đến bị vô sinh, khó có con trong tương lai còn phải đối mặt với khả năng cao bị đột quỵ nhồi máu não do thuốc tránh thai dạng uống có chứa estrogen và progestin. Đây là 2 chất chủ yếu dẫn đến hình thành các cục máu đông, khi máu đông hình thành trong động mạch hay tĩnh mạch chủ nuôi não có khả năng làm tắc mạch và gây nên tình trạng đột quỵ nhồi máu não.

Cách Phòng Tránh Đột Quỵ

1. Thực Hiện Thể Dục Thường Xuyên

  • Thể dục đều đặn giúp tăng cường sức kháng và giảm nguy cơ đột quỵ.

2. Ăn Uống Lành Mạnh

  • Một chế độ ăn uống cân đối là quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch.

3. Điều Trị Các Bệnh Liên Quan

  • Nên khám sức khỏe định kỳ, nếu trẻ tuổi và không mắc các bệnh về đường máu nên hiến máu định kỳ 

Kết Luận

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ là một vấn đề quan trọng mà chúng ta không nên xem nhẹ. Việc hiểu rõ các dấu hiệu, nguy cơ và cách phòng tránh có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi sức khỏe của bạn và luôn lắng nghe cơ thể.

Câu Hỏi Thường Gặp

1. Đột quỵ ở người trẻ có phổ biến không?

  • Đột quỵ ở người trẻ không phổ biến bằng ở người già nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

2. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng đột quỵ ở người trẻ?

  • Mất cảm giác, khó nói hoặc hiểu lời nói, và thay đổi đột ngột trong thái độ có thể là dấu hiệu quan trọng.

3. Tôi có nguy cơ đột quỵ?

  • Nguy cơ đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lối sống và tiền sử bệnh tật.

4. Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?

  • Thực hiện thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và điều trị các bệnh liên quan có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

5. Đột quỵ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không?

  • Có, đột quỵ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm tình trạng khó khăn trong việc di chuyển và giao tiếp.
Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call