Chủ nhật, 10/03/2024 16:33 (GMT+7)

logo homobq logo tim mạch

hotline

Xơ vữa nhiều động mạch nội sọ não: Nguy cơ đột quỵ rất gần

5/5 - (1 bình chọn)

PHÁT HIỆN XƠ VỮA NHIỀU ĐỘNG MẠCH SỌ NÃO KHI BỆNH NHÂN BỊ CƠN THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THOẢNG QUA (TIA)

Bệnh nhân nữ 78 tuổi, tiền sử tăng huyết áp 10 năm, điều trị không thường xuyên, kiểm soát huyết áp không tốt. Cách đây 2 ngày, bệnh nhân đang ăn cơm tự nhiên yếu chân tay phải, rơi bát đũa, vẫn tỉnh, sau vài chục phút lại trở lại bình thường. Sau đó bệnh nhân bị lại lần thứ hai với tính chất yếu nửa người phải như lần thứ nhất, và tự bình thường sau 30 phút; huyết áp 170/100 mmHg. Người nhà bệnh nhân đến khám và tư vấn của Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia dự báo và dự phòng đột quỵ não. Qua thăm khám, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, đây là triệu chứng của cơn thiếu máu não cụ bộ thoảng qua (TIA). Người bệnh cần phải khảo sát mọi nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não, đặc biệt là khảo sát hệ động mạch não và buồng tim. 

Bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch cảnh và động mạch não. Kết qủa chụp cho thấy:

   + Nhu mô não có những chấm thoái hóa não dạng tinh bột, không có hình ảnh nhồi máu não, teo não tuổi già. 

   + Hệ động mạch não: động mạch đốt sống phải xơ vữa và giảm lưu lượng dòng chảy nhiều; động mạch thân nền xơ vữa gây giảm đường kính lòng mạch; động mạch cảnh trong trái đoạn xoang cảnh hẹp nặng (90%); động mạch não giữa hai bên đều hẹp, trong đó động mạch não giữa phải hẹp trên 70%.

Xơ vữa động mạch cảnh

Xơ vữa động mạch cảnh trong bên trái

Xơ vữa hẹp động mạch đốt sống phải

Xơ vữa hẹp động mạch đốt sống phải

Xơ vữa động mạch thân nền

Xơ vữa động mạch thân nền

Xơ vữa động mạch nội sọ

Xơ vữa động mạch nội sọ

Bệnh nhân được chẩn đoán: Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA) do xơ vữa động mạch cảnh trong trái/ xơ vữa nhiều động mạch nội sọ. Người bệnh ngay lập tức được điều trị phác độ tích cực chống đột quỵ nhồi máu não, gồm kháng tiểu cầu kép (Aspirin81 mg ngày 1 viên, Plavic 75mg ngày 1 viên), kiểm soát huyết áp mức ổn định 140/90 mmHg bằng thuốc ức chế men chuyển (Enalaprin), ổn định huyết áp và chống xơ vữa động mạch Homo BQ ngày 4 viên, thuốc tuần hoàn não piracetam 1600mg/ngày. Sau 1 tuần bệnh nhân không có cơn TIA, huyết áp ổn định mức 140/85 mmHg, người khỏe, không bị liệt, ăn ngủ được.

Tuy nhiên, nguy cơ đột quỵ của người bệnh rất cao do bệnh nhân có nhiều động mạch bị xơ vữa, trong đó động mạch cảnh trong trái hẹp 90%, xơ vữa hẹp nhiều động mạch thân nền, động mạch não giữa bên phải. Vì vậy cần siêu âm lại động mạch cảnh, cần thiết chỉ định phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch hoặc Stent động mạch cảnh trong trái.

Hơn nữa, người bệnh có nhiều nguy cơ tắc mạch hoặc huyết khối thực thụ ở động mạch thân nền, động mạch não giữa hai bên. Xơ vữa các động mạch nội sọ trên không có chỉ định can thiệp mạch, cũng không phẫu thuật được. Điều trị chủ yếu là nội khoa với thuốc kháng kết tập tiểu cầu, kiểm soát huyết áp, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, tuần hoàn não. Bác sĩ khuyến cao người bệnh và gia đình, nếu người bệnh đột nhiên xuất hiện các triệu chứng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất thăng bằng hoặc hôn mê thì phải đưa đi viện cấp cứa ở chuyên khoa đột quỵ ngay.

Bài học kinh nghiệm: bệnh nhân đến với bác sĩ ở trạng thái bình thường (hết liệt), nếu chủ quan sẽ bỏ sót bệnh. Mặt khác nếu chỉ chụp MRI hoặc CT scanner sọ não  thông thường thì chỉ thấy nhu mô não bình thường, không đánh giá được hệ động mạch cảnh và động mạch não. Như vậy, chúng tôi khuyến cáo tới tất cả nhân viên y tế, người bệnh nếu thấy người bệnh có biểu hiện cơn TIA thì phải được khảo sát động mạch não và tim mạch ngay. Nếu không có phim chụp mạch não, động mạch cảnh và siêu âm buồng tim, người bệnh có thể sớm bị đột quỵ não ngay mà bác sĩ hoàn toàn không thể biết và không thể tiên lượng được. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu có cơn TIA thì nguy cơ đột quỵ gặp 40% trong vòng  3 tháng.

Giá trị của  Trung tâm dự báo đột quỵ đã thể hiện rất rõ ở người bệnh này!

 

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call