Chủ nhật, 21/07/2024 15:37

logo homobq logo tim mạch

hotline

Acid Folic có tác dụng chống oxy hóa: nghiên cứu phân tích gộp đã chứng minh (2021)

5/5 - (5 bình chọn)

ACID FOLIC CÓ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA

Tiến sĩ Bác sĩ. Nguyễn Văn Tuấn – HVQY

Bổ sung liều thấp acid folic có thể làm giảm homocystein máu, nhưng không làm giảm các nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, với acid folic liều cao có thể cải thiện chức năng nội mô trước khi có sự thay đổi bất kỳ nào nồng độ homocystein huyết tương. Như vậy, acid folic ngoài ảnh hưởng trên hệ tim mạch thông qua việc làm giảm nồng độ homocystein máu, nó còn có ảnh hưởng trực tiếp ở nồng độ cao đó là hoạt động của chất chống oxy hóa.

Kết luận của nghiên cứu phân tích tổng hợp cập nhật (2021) cho thấy, việc bổ sung axit folic có thể cải thiện đáng kể các dấu hiệu trong hệ thống phòng thủ chống oxy hóa bằng cách tăng nồng độ glutation, tổng khả năng oxy hóa (TAC) trong huyết thanh và giảm nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa (MDA) trong huyết thanh.

  1. Tại sao phát hiện ra tác dụng chống oxy hóa của acid folic?

Các tác dụng có lợi của acid folic về chức năng nội mô mạch máu được quy vào việc giảm nồng độ Homocystein huyết tương. Sự giải thích này trong những nghiên cứu gần đây đã ủng hộ rộng rãi. Rõ ràng là acid folic liều cao sẽ cải thiện chức năng nội mô, nghĩa là sự giảm homocystein máu sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu can thiệp lâm sàng gần đây đã chỉ ra rằng, homocystein huyết tương giảm dường như không phải là cơ chế chính của những tác động có lợi trên chức năng nội mô. Bổ sung liều thấp acid folic có thể làm giảm homocystein máu, nhưng không làm giảm các nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, với acid folic liều cao có thể cải thiện chức năng nội mô trước khi có sự thay đổi bất kỳ nào nồng độ homocystein huyết tương. Như vậy, acid folic ngoài ảnh hưởng trên hệ tim mạch thông qua việc làm giảm nồng độ homocystein máu, nó còn có ảnh hưởng trực tiếp ở nồng độ cao đó là hoạt động của chất chống oxy hóa.

Immune response of Oxidative Stress on Health

Những yếu tố gây Stress Oxy hóa trong cơ thể

2. Phản ứng oxy hóa là gì?

Stress oxy hóa (Oxidative stress) là một hiện tượng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa sản xuất và tích lũy các loại phản ứng oxy (ROS) trong tế bào và mô, và khả năng giải độc các sản phẩm phản ứng này của một hệ thống sinh học. Các loại phản ứng oxy (Reactive oxygen species-ROS) là các phân tử có khả năng phản ứng cao và độc hại, được sản xuất liên tục trong cơ thể thông qua chuỗi vận chuyển điện tử của ty thể, chuyển hóa oxy hóa và chức năng miễn dịch. Trong điều kiện bình thường, ROS được vô hiệu hóa bởi một hệ thống bảo vệ chống oxy hóa phức tạp bao gồm các nhóm enzym như catalase, superoxide dismutase (SOD), glutathione reductase (GR), glutathione peroxidase (GPx) và các nhóm không enzym, bao gồm glutathione khử (GSH), carotenoid, axit ascorbic, α-tocopherol và axit uric.

xActive immunization of oxidative stress.jpg.pagespeed.ic.zH8Y174d8

Sơ đồ: gốc tự do gây tổn thương chết tế bào (stress oxy hóa)

3. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng chống oxy hóa của acid folic

Theo Bashir M. và CS (2009), nghiên cứu về hoạt động chống oxy hóa của acid folic trên chuột. Đánh giá tác dụng bảo vệ sinh bệnh học bệnh tim mạch, bệnh về máu, các bệnh thần kinh và ung thư gắn với các hoạt động chống oxy hóa của acid folic. Hoạt động chống oxy hóa thực sự của acid folic phụ thuộc vào sự tiêu thụ và giảm các dạng chất gây oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy càng bổ sung nhiều axit folic thì các hoạt động chống oxy hóa của nó trở nên cao hơn. Tác dụng chống oxy hóa tạo hiệu ứng phòng chống sự chết theo chương trình (apoptosis) của các tế bào nội mô. Hơn nữa, acid folic ngăn ngừa mất collagen và giảm quá trình thoái hóa tế bào mast; tăng tỷ lệ GSH/GSSG và giảm nitrat hóa protein. Ngoài ra, ở những bệnh nhân rối loạn lipid máu với cơn đau thắt ngực ổn định, việc bổ sung acid folic (10 mg/ngày) trong ba tháng giúp cải thiện rối loạn chức năng nội mô và giảm độ dày lớp áo giữa của tế bào nội mạc.

Sơ đồ tác dụng acid folic trong tổng hợp NO và chống oxy hóa

Sơ đồ tác dụng acid folic trong tổng hợp NO và chống oxy hóa

*Nguồn: theo Moat S.J. và CS (2004)

Acid folic hoặc các dẫn xuất của nó đảo ngược rối loạn chức năng nội mô thông qua một số cơ chế, giả định:

1) Giảm homocystein, vì folate tham gia cấu tạo 5MeTHF để chuyển hóa Hcy thành methionin;

2) Tác dụng chống oxy hóa trực tiếp, vì 5MeTHF có thể thu dọn gốc O2

3) n định cấu trúc hóa học hoặc tái sinh BH4, vì folate có thể ổn định cấu trúc hóa học BH4 hoặc bằng cách tác động vào enzym dihydropteridin reductase (DHPR) này xúc tác sự tái sinh BH4 từ BH2;

4) Tác động trực tiếp vào eNOS, vì folate có thể tăng cường sự gắn kết của BH4; ngoài ra, folate chứa một pterin cấu trúc vòng tương tự như BH4, do đó có thể liên kết trực tiếp vào các hoạt động của eNOS và bắt chước các định hướng của BH4).

Assanelli. D và CS (2004), nghiên cứu việc bổ sung acid folic và vitamin E ảnh hưởng lên Homocystein máu, chức năng nội mạc và khả năng chống oxy hóa trong nhồi máu cơ tim của người trẻ. Bổ sung acid folic làm giảm nồng độ Homocystein ​​trong huyết tương ở cả hai nhóm bằng 41% so với giá trị ban đầu, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với P <0,001 và cải thiện đáng kể chức năng nội mô. Khả năng chống oxy hóa huyết thanh đáng kể (P <0,001) tăng lên ở cả hai nhóm. Kết luận, tác dụng có lợi của acid folic vào cơ trơn mạch máu xuất hiện độc lập bởi hoạt động chống oxy hóa, nhưng tác động của vitamin E với cơ trơn mạch máu còn chưa rõ ràng.

Title L.M và CS (2000), nghiên cứu ảnh hưởng của acid folic và các vitamin chống oxy hóa trên rối loạn chức năng nội mạc của bệnh nhân bệnh động mạch vành. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung acid folic cải thiện đáng kể rối loạn chức năng nội mô ở bệnh nhân xơ vữa động mạch vành.

Theo Omid Asbaghi và CS (2021), thực hiện nghiên cứu phân tích gộp hệ thống về hiệu quả bổ sung acid folic trên marker stress oxy hoá (Oxidative Stress Markers). Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (13 thử nhiệm lâm sàng với 1013 người tham dự đủ điều kiện), cho thấy việc bổ sung axit folic trung bình 5,1 mg/ngày (0,4–10 mg/ngày) với thời gian can thiệp kéo dài từ 8 đến 25 tuần: Phân tích tổng hợp định lượng đã chứng minh việc bổ sung axit folic có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa (Malondialdehyde -MDA) ở những người tham gia can thiệp khi so sánh với những đối tác trong nhóm đối chứng (p = 0,020). Kết quả chỉ ra rằng, việc bổ sung axit folic có ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ MDA trong huyết thanh khi phân tích được thực hiện trên bệnh nhân không mắc bệnh tim mạch (p = 0,005), nữ giới ( p = 0,032), khi liều can thiệp ≥5 mg/ngày (p = 0,008) và thời gian nghiên cứu là ≤8 tuần (p = 0,026).

Bổ sung axit folic làm tăng đáng kể nồng độ TAC (tổng khả năng chống oxy hoá  -Total antioxidant capacity) với p < 0,001. Kết quả chứng minh rằng bổ sung axit folic làm tăng đáng kể nồng độ TAC trong huyết thanh khi thời gian nghiên cứu ≤8 tuần (WMD: 262,63 umol/L, KTC 95% 171,87 đến 353,40, p < 0,001), liều can thiệp ≥5 mg/ngày (WMD: 113,87 umol/L, 95% CI 30,06 đến 197,68, p = 0,008) và khi can thiệp được thực hiện trên bệnh tim mạch CVD (p < 0,001) và không CVD (p = 0,008).

Hiệu quả của việc bổ sung axit folic làm tăng nồng độ glutathione-3 (GSH) trong huyết thanh, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (WMD: 219,01 umol/L, 95% CI 59,30 đến 378,71, p = 0,007). Phân tích dưới nhóm đã chỉ ra, các nghiên cứu bổ sung axit folic ≤8 tuần có tác dụng làm tăng đáng kể nồng độ GSH trong huyết thanh (p < 0,001); bổ sung acid folic <5 mg/ngày (WMD: 354 umol/L, KTC 95% 150,53 đến 557,46, p < 0,001) và ≥5 mg/ngày (WMD: 197,82 umol/L, 95% CI 27,78 đến 367,86, p = 0,023); người bị bệnh mạch vành tim (p < 0,001) và không CVD (p = 0,012), cũng như nữ giới (p = 0,037). 

Kết luận nghiên cứu phân tích tổng hợp này cho thấy, việc bổ sung axit folic có thể cải thiện đáng kể các dấu hiệu trong hệ thống phòng thủ chống oxy hóa bằng cách tăng nồng độ glutation, tổng khả năng oxy hóa (TAC) trong huyết thanh và giảm nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa (MDA) trong huyết thanh.

Như vậy, Acid folic được biết đến với tác dụng kinh điển là tạo máu, chống khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Mặt khác, từ những năm cuối thế kỷ 20, người ta đã phát hiện homocystein là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, và bổ sung acid folic liều cao giúp giảm homocystein máu, cải thiện chức năng nội mô, tăng tổng hợp NO. Hơn nữa, nghiên cứu phân tích gộp năm 2021 đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của acid folic./.

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call