Chủ nhật, 14/04/2024 18:21 (GMT+7)

logo homobq logo tim mạch

hotline

Acid Folic dự phòng đột quỵ não nguyên phát, giảm biến cố tim mạch: Báo cáo tại Hội nghị dinh dưỡng VN

5/5 - (1 bình chọn)

HỘI NGHỊ KHOA HỌC: DINH DƯỠNG VỚI TIM MẠCH VÀ LÃO HÓA

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Ngày 20/7/2023 tại Viện Paster Nha Trang của thành phố biển Nha Trang, Hội dinh dưỡng Việt Nam, kết hợp Sở y tế tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị khoa học “Dinh dưỡng với tim mạch và lão hóa”, khu vực Miền trung và Tây Nguyên. Tới dự Hội nghị có PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục khám chữa bệnh Bộ y tế, PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, chủ tịch Hội dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, giám đốc sở y tế Khánh Hòa, Ban giám đốc Viện Paster Nha Trang, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, cùng hơn 200 đại biểu là các bác sĩ của khu vực Miền trung và Tây Nguyên.

Hội nghị dinh dưỡng ở Nha Trang 2023

Hội nghị dinh dưỡng ở Nha Trang 2023

Hội nghị dinh dưỡng ở Nha Trang 2023

Hội nghị dinh dưỡng ở Nha Trang 2023

Aicd folic dự phòng đột quỵ não

Đoàn Chủ tịch Hội nghị dinh dưỡng khu vực Miền trung và Tây Nguyên, tổ chức Nha Trang

 

Cục trưởng khám chữa bệnh Bộ y tế, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng khám chữa bệnh Bộ y tế, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Hội nghị có 8 báo cáo chuyên sâu, trong đó báo cáo đầu tiên của Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Bệnh viện Quân y 103 về “Vai”trò của acid folic trên hệ tim mạch và chống oxy hóa. Báo cáo này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các nhà khoa học trong nước, bởi vì lần đầu tiên có chuyên gia tổng hợp kiến thức chuyên sâu về vai trò của acid folic trên hệ tim mạch và chống oxy hóa.

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn và PGS Dũng báo cáo tại Hội nghị

Acid folic được biết đến từ gần một thập kỷ trước với nhiều vai trò kinh điển quan trọng như chất tạo thành tế bào hồng cầu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu to; acid folic là giúp phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh giai đoạn bà mẹ mang thai, thiếu acid folic ở bào thai gây khiếm khuyết ống thần kinh. Ngoài ra, ở người trưởng thành khi thiếu acid folic có thể gây một số bệnh thần kinh và tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm, sa sút trí tuệ  (Alzheimer). Hơn nữa, acid folic tham gia tổng hợp acid nucleic (ADN, ARN), tạo nên acid nhân chứa thông tin di truyền [11].

Acid folic (Folate) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930, tác dụng kinh điển được biết đến nhiều năm sau đó là tạo hồng cầu và bổ sung cho phụ nữ mang thai để tránh dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, tác dụng mới trên hệ tim mạch và chống oxy hóa thì hầu như chưa được đề cập mấy ở Việt Nam, trong khi trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu từ những thập niên 70 của thế kỷ trước. Đặc biệt là khoảng chục năm gần đây, có khá nhiều nghiên cứu phân tích tổng hợp về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được công bố về 2 chủ đề trên. Bài báo cáo của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn có phần kết luận như sau:

Các nghiên cứu phân tích gộp từ năm 2009, đến công bố mới nhất năm 2022 trên nhiều khía cạnh của acid folic ảnh hưởng tới hệ tim mạch và chống oxy hóa:

– Nhóm công trình nghiên cứu vai trò của acid folic trong cơ chế bệnh sinh liên quan đến hệ tim mạch. Các phân tích gộp đã khẳng định mối liên quan với nồng độ homocystein máu cao, sinh khả dụng nitric oxide (NO) và bảo vệ nội mạc động mạch.

– Những thử nghiệm lâm sàng lớn, phân tích gộp đa phần khẳng định bổ sung acid folic giúp giảm nhẹ huyết áp tâm thu, có thể làm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp.

– Những phân tích gộp mới nhất (2017) đủ bằng chứng khẳng định việc bổ sung acid folic dự phòng đột quỵ não nguyên phát, giảm các biến cố tim mạch nói chung. Tuy nhiên, chưa chứng minh rõ hiệu quả dự phòng bệnh động mạch vành của acid folic.

– Nghiên cứu phân tích gộp năm 2021 cho thấy, bổ sung axit folic có thể cải thiện hệ thống phòng thủ chống oxy hóa bằng cách tăng nồng độ glutation, tăng tổng khả năng oxy hóa (TAC) trong huyết thanh và giảm nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa (MDA) trong huyết thanh.

– Nhu cầu thông thường của acid folic đảm bảo tạo máu và bà mẹ mang thai từ 0,2mg đến 0,8mg. Nhưng liều có tác dụng trên hệ tim mạch, chống Oxy hóa là 0,8mg đến 5mg. Người bệnh tăng huyết áp, kết hợp dùng thuốc kiểm soát huyết áp và acid folic 0,8mg sẽ giảm được 75% nguy cơ biến chứng đột quỵ não.

Sản phẩm nổi tiếng Homo BQ, đã vinh dự là nhà tài trợ kim cương của hội nghị. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Homo BQ có thành phần acid folic 1000mcg (1mg), Coenzym Q10 là 10mg, đã mang lại tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ nội mạc động mạch, giảm nhẹ huyết áp, dự phòng đột quỵ não cả nguyên phát và thứ phát, giảm các biến cố tim mạch và chống oxy hóa.

Thật vậy, Homo BQ có thành phần chính là acid folic và Coenzym Q10 đã được các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phân tích gộp quốc tế khẳng định tác dụng hạ huyết áp nhẹ, dự phòng đột quỵ não nguyên phát, giảm biến cố tim mạch và chống Oxy hóa. Hơn nữa, thực tế đã có hàng vạn người bệnh được dùng Homo BQ trong 10 năm qua đã chứng minh tác dụng thực thụ trên hệ tim mạch và đột quỵ não. 

Như vậy, theo ý kết luận của nghiên cứu lớn quốc tế, cũng như ý kiến chuyên gia, nếu người bệnh bị tăng huyết áp, có bệnh tim mạch thì ngoài việc dùng thuốc kiểm soát huyết áp, cần phải bổ sung thêm Homo BQ (vì có chứa 2 thành phần quan trọng đủ hàm lượng là Acid Folic 1mg và CoenzymQ10 – 10mg), sẽ giúp nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị bệnh tim mạch và đột quỵ não./.

 

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call