Thứ hai, 15/04/2024 02:31 (GMT+7)

logo homobq logo tim mạch

hotline

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ Ở MỖI NGƯỜI

5/5 - (8 bình chọn)

Đánh giá nguy cơ đột quỵ và cách tiếp cận để dự phòng sớm đột quỵ não ở Việt Nam

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia Dự báo – dự phòng đột quỵ não  (Bệnh viện Quân y 103 – HVQY)

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Viện phó Viện Thần kinh – Chủ nhiệm khoa Đột quỵ – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

GS.TS. Phạm Minh Thông, nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội điện quang Việt Nam

Các nguyên nhân gây đột quỵ não

  1. Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA), nguy cơ đột quỵ gần nhất

Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA), là cơn tắc nghẽn mạch máu tạm thời, tự tái thông và phục hồi bình thường sau 1 giờ. Tỷ lệ gặp cơn TIA trong cộng đồng là 2,3%, khi người bệnh có cơn TIA thì nguy cơ đột quỵ thực thụ sẽ rất gần, trong đó có gần 15% người bệnh bị đột quỵ trước đó đã có cơn TIA. Nguy cơ đột quỵ khi có cơn TIA sau 2 ngày đầu là 3-10%, và sau 90 ngày là 9-17%; sau 1 năm thì tỷ lệ tử vong do cơn TIA là 12%. Người bệnh có cơn TIA cần phải khảo sát toàn bộ hệ tim mạch, động mạch não, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng hẹp, xơ vữa động mạch não và xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch. Sau đó bác sĩ chuyên khoa đột quỵ, tim mạch hoặc thần kinh sẽ chỉ định điều trị phù hợp, phải làm như vậy mới ngăn chặn sớm được nguy cơ đột quỵ sắp xảy ra.

TT

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ

Tỷ lệ gặp trong cộng đồng

Nguy cơ bị đột quỵ (RR hay lần)

Tỷ lệ gặp ở bệnh nhân đột quỵ

1

Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA)

2,3%

18% bị đột quỵ sau 3 tháng TIA

12,0-15%

2

Tiền sử đột quỵ não

170-360/ 100.000 dân

1,2 (sau 5 năm)

20-30%

3

Rung nhĩ

1,5-6%

15- 20

4-10%

4

Tăng huyết áp

25-40%

3 – 5

60-75%

5

Đái tháo đường

6-8%

2-3,5

20-25%

6

Rối loạn mỡ máu

30-40%

1,8-2,6

35-45%

7

Tăng homocystein máu

30-35%

2,0-3,0

35-47%

8

Nghiện thuốc lá

25%

1,5 -2,0

15-27%

9

Nghiện rượu

2-5%

1,6 – 2,0

10-22%

10

Ít vận động thể lực

>30%

1,3-1,8

 

11

Béo phì

10-20%

1,3-1,5

2,5-5%

12

Tuổi >60

13,6% dân số

2,5-10,0

87 – 90%

13

Đau đầu Migraine

12-15%

2,2-4,0

 

14

Yếu tố gia đình

 

1,5-2,0

26%

15

Bệnh tim mạch (mạch vành)

9,5-11%

3,0-4,0

 

16

Hẹp động mạch cảnh >50%

2-8%

2,0 lần

 

17

Xơ vữa động mạch nội sọ

31,1%

3,0 – 4,0

30-48,6%

 

  1. Rung nhĩ, nguy cơ đột quỵ cao nhất

Rung nhĩ hay loạn nhịp hoàn toàn, là biểu hiện tim đập không đều do rối loạn dẫn truyền từ tâm nhĩ. Tỷ lệ gặp rung nhĩ khoảng 1,5-6%, tuổi trẻ thường do bệnh van tim, tuổi càng cao thì rung nhĩ không do bệnh van tim càng tăng (thường do bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp). Mặc dù tỷ lệ mắc rung nhĩ không cao, nhưng nguy cơ bị đột quỵ ở người có rung nhĩ rất cao, gấp 15 đến 24 lần so với người bình thường. Do vậy mọi người bệnh có rung nhĩ cần khám tim mạch ngay, xác định chẩn đoán bằng điện tim, siêu âm tim xem có tổn thương van tim, suy tim không? Khi chẩn đoán xác định có rung nhĩ thì phải dùng thuốc kháng đông máu, với người có bệnh van tim thì dùng kháng đông dạng kháng vitamin K (Warfarin), người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim thì dùng kháng đông thế hệ mới (Rivaroxaban, Apixaban, Fondaparinux, Idraparinux…).

Rung nhĩ và phòng chống

Rung nhĩ và phòng chống

  1. Tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ hay gặp nhất

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não, cả ở thể chảy máu não và nhồi máu não. Tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng khoảng 25% với người trên 18 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với người bình thường. Đồng thời tỷ lệ gặp tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não khoảng 60-80%. Các nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng là, nếu bị tăng huyết áp, uống thuốc thường xuyên để kiểm soát tốt huyết áp mục tiêu sẽ giúp giảm 50% nguy cơ bị đột quỵ, nghĩa là giảm được một nửa số người bị đột quỵ khi có tăng huyết áp. Đặc biệt hơn nữa, nếu bổ sung thêm Acid folic 0,8mg/ngày (Homo BQ có thành phần Acid Folic 1mg, CoenzymQ10 – 10mg…), dùng hàng ngày thì sẽ giản thêm 21% nguy cơ đột quỵ, nghĩa là giảm được tổng 76% nguy co bị đột quỵ ở người có tăng huyết áp.

HomoBQ dự phòng đột quỵ não

HomoBQ dự phòng đột quỵ não

  1. Đái tháo đường, nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch

Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch và đột quỵ não. Tỷ lệ đái tháo đường ngày càng gia tăng ở Việt Nam, năm 2016 là 6,0%, đến năm 2023 là gần 9%. Người bị đái tháo đường thì nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 3 lần so với người không mắc tiểu đường, ngoài ra còn hay gặp các biến chứng khác là nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy thận, bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, đục thủy tinh thể…Kiểm soát đường huyết tốt giúp giảm các biến chứng tim mạch, nhưng ít giảm được biến chứng thần kinh. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần dùng Homo BQ (có 3 vitamin B1, B6, B12 và acid folic, Coenzym Q10), vừa giúp cải thiện nội mạc động mạch, tăng NO, cải thiện vi tuần hoàn, chống xơ vữa động mạch, đồng thời giảm biến chứng thần kinh do đái tháo đường.

  1. Rối loạn mỡ máu và tăng homocystein máu, nguy cơ đột quỵ âm thầm và thường gặp của bệnh tim mạch

Tăng mỡ máu, chủ yếu là Cholesterol và tăng nồng độ Homocystein máu có tỷ lệ trong cộng đồng gần tương tự nhau (30-40%), tỷ lệ gặp ở người bệnh đột quỵ não khoảng 35-45% và nguy cơ đột quỵ tăng gấp khoảng 3 lần. Cần kiểm soát cả nồng độ cholesterol và Homocystein, giúp bảo vệ sự trơn nhẵn của nội mạc động mạch, bảo vệ nội mạc động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa từ sớm.

THANG ĐIỂM KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NÃO DBĐQ-15

TT

Yếu tố nguy cơ

Điểm số nguy cơ

Xác định rõ

Giới hạn cao

B thường hoặc không có

1

Huyết áp > 140/90 mmHg?

5

3

0

2

Rung nhĩ ?

15

15

0

3

Đái tháo đường?

4

2

0

4

Cholesterol tăng (>5,2mmol/L)

3

2

0

5

Thừa cân, béo phì (BMI >25)?

2

1,5

0

6

Ít hoạt động thể lực (<150 phút/tuần)

2

1,0

0

7

Tiền sử bệnh tim mạch

4

3

0

8

Nghiện thuốc lá hoặc ma túy

2

1,5

0

9

Tuổi: >65; 65-50; <50

3

1-2

0

 

Phân loại mức độ nguy cơ

………/40

Nguy cơ thấp: ≤ 3 điểm

Nguy cơ trung bình: 4-8 điểm

Nguy cơ cao: 9-14 điểm

Nguy cơ rất cao: ≥ 15 điểm

Thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ của Trung tâm dự báo – dự phòng đột quỵ và bệnh tim mạch được xây dựng dựa trên các yếu tố nguy cơ hay gặp, nguy cơ tương đối (RR) bị đột quỵ não. Chúng tôi xét thấy có 9 yếu tố nguy cơ thường gặp, dễ khảo sát và đánh giá trong cộng đồng. Trong đó rung nhĩ có điểm nguy cơ cao nhất là 15, bởi vì khả năng bị đột quỵ khi rung nhĩ là từ 15-24 lần so với người bình thường. Với người trên 50 tuổi, cứ sau mỗi thập niên thì nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần. Điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 40 điểm, người trên 15 điểm đã được đánh giá là nguy cơ rất cao, vì người bệnh chỉ cần bị rung nhĩ (15 điểm) đã được xác định là khả năng đột quỵ rất cao. Trung tâm Dự báo – Dự phòng đột quỵ gọi thang điểm này là DBĐQ-15, mục đích để khảo sát và đánh giá nguy cơ đột quỵ ở cộng đồng và các tuyến y học.

Người bệnh có yếu tố nguy cơ trung bình trở lên thì nên đi khám xét chuyên khoa, khảo sát hệ động mạch não, tim mạch và đánh giá các yếu tố nguy cơ một cách cụ thể, từ đó có chiến lược dự phòng sớm, ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc.

Người có yếu tố nguy cơ mức cao thì cần phải đi khám xét chuyên khoa, xác định rõ các yếu tố nguy cơ chính, khảo sát hệ động mạch cảnh, động mạch não, động mạch vành, tình trạng tim, rung nhĩ, xét nghiệm máu chuyên khoa tim mạch; từ đó bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, kê đơn thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ, những bệnh kết hợp và điều trị dự phòng xơ vữa động mạch.

Người bệnh được đánh giá nguy cơ rất cao thì cần phải đi bệnh viện ngay, bác sĩ chuyên khoa sẽ khảo sát cụ thể các nguy cơ tim mạch, hệ động mạch não, đặc biệt là rung nhĩ, chỉ định dùng thuốc cần thiết, tích cực và phù hợp.

Thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ

Thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ SCS

Bảng đánh giá nguy cơ đột quỵ dựa trên thang điểm Stroke Risk Score Card​ (Hiệp hội Đột quỵ Mỹ) dễ áp dụng trong cộng đồng, bạn có thể tự đánh giá mức độ nguy cơ:​

  • Nguy cơ cao: ≥3 điểm​  
  • Nguy cơ cảnh báo: 4-6 điểm 
  • Nguy cơ thấp: 6-8 điểm​  
Bảng đánh giá nguy cơ đột quỵ

Bảng đánh giá nguy cơ đột quỵ

56
3
Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call