Người đột quỵ đi lại bình thường nhờ thiết bị cấy não

21 Tháng Tám, 2023
0
(0)

MỸ- Các nhà khoa học thử nghiệm thành công thiết bị kích hoạt sâu sóng não, giúp người từng bị đột quỵ, tai biến đi lại, hoạt động bình thường.

Nghiên cứu được trình bày trên tạp chí Nature Medicine, tiềm năng hỗ trợ điều trị di chứng cho hàng trăm nghìn người bị đột quỵ mỗi năm. Một trong những người đầu tiên được sử dụng thiết bị này là Stan Nicholas, 66 tuổi, từng bị đột quỵ tắc nghẽn mạch máu não vào năm 2017, gây chết một phần não phải, ảnh hưởng hoạt động của nửa trái cơ thể.

Tham gia nghiên cứu, Nicholas được các bác sĩ cấy điện cực vào một số vùng não, tạo ra các xung điện nhằm điều chỉnh các xung bất thường. Sau vài tháng, ông bắt đầu nhận thấy những thay đổi rõ rệt. Dù không cảm nhận được con chip cấy trong đầu, ông vẫn có thể cử động bàn tay và cánh tay trái. Nicholas bắt đầu rửa bát, làm vườn, nấu nướng và dọn dẹp trở lại một cách dễ dàng. Việc đi lại cũng không còn khó khăn như trước.

“Nếu không phẫu thuật cấy chíp, mọi thứ sẽ chật vật hơn rất nhiều so với hiện tại. Ông ước tính thiết bị giúp việc cử động dễ dàng hơn 40-50% so với chỉ tập vật lý trị liệu”, ông chia sẻ.

Tiến sĩ giải phẫu thần kinh Andre Machado từ Cleveland Clinic, người điều trị chính cho Nicholas, cho biết ông rất ngạc nhiên trước sự cải thiện nhanh chóng. Ông chấm bệnh nhân của mình ở mức 6-8 trên thang đánh giá 15 điểm thường được các bác sĩ sử dụng.

Trước đó, thiết bị ông Nicholas sử dụng được thử nghiệm để điều trị cho người mắc Parkinson. Khi bắt đầu nghiên cứu nó với bệnh đột quỵ, tiến sĩ Machado đã thất bại trong một thử nghiệm lâm sàng lớn. Từ đó, ông lên ý tưởng thay đổi cơ chế hoạt động của con chíp. Thay vì kích thích phần não nơi xảy ra đột quỵ, ông và các đồng nghiệp nhắm vào một phần của tiểu não, gọi là nhân răng.

 

Tiểu não giúp cân bằng, có thể điều khiển hoạt động của tay và việc đi bộ. Nhân răng thu thập thông tin từ tiểu não, giúp thông dịch và chuyển thông tin đến vỏ não. Với mức độ kết nối cao, Machado cho rằng đây là phương pháp tốt nhằm sử dụng con chíp để mô phỏng kích thích đến các phần não khác, bao gồm phần bị chết do đột quỵ.

Đối với Nicholas, các bác sĩ cũng không phẫu thuật ngay lập tức. Đầu tiên, ông cần làm vật lý trị liệu để cải thiện dần các chức năng của cơ thể. Vì là một phần của thử nghiệm, các bác sĩ đã lấy thiết bị khỏi não bộ Nicholas sau thời gian theo dõi, song cơ thể ông vẫn hoạt động bình thường và tiếp tục cải thiện. Ông hy vọng một ngày nào đó có thể chơi guitar trở lại.

“Đây là cảm giác tuyệt vời. Tôi rất hạnh phúc và tự tin, có hy vọng vào tương lai”, ông nói.

Machado tin rằng bên cạnh vật lý trị liệu, kích thích não sâu có thể giúp cải thiện cử động cho các bệnh nhân nhiều năm sau khi bị đột quỵ.

Stan Nicholas, 66 tuổi, tập đi lại sau khi cấy thiết bị hỗ trợ người bị đột quỵ vào não. Ảnh: CNN
Stan Nicholas, 66 tuổi, tập đi lại sau khi cấy thiết bị hỗ trợ người bị đột quỵ vào não. Ảnh: CNN

Nếu bài đăng là hữu ích hãy đánh giá

xếp hạng 0 / 5. xếp hạng 0

hãy đánh giá tôi 5 sao

Chúng tôi xin lỗi vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài viết này!

Hãy cho chúng tôi làm thế nào chúng ta có thể cải thiện bài viết này?

Lượt xem: 39

Tin liên quan

Ảnh chụp màn hình 2023 08 28 030839 Dự phòng đau tim

0 (0) Ý nghĩa của việc dự phòng đau tim Trái tim của chúng ta là động cơ giúp ...

Các bài tập vận động cột sống cổ Tập Luyện Cột Sống Cổ: Bài Tập Giảm Đau và Phục Hồi Chức Năng

5 (1) QUY TRÌNH TẬP VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ TS. Nguyễn Văn Tuấn; KTV Lê Văn ...

Bác sĩ kiểm tra sức cơ nửa người phải của bệnh nhân sau dùng thuốc tiêu sợi huyết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Đột quỵ khi đang đi đường

0 (0) Người đàn ông 65 tuổi, đang đi đường thì đột ngột đau đầu, chóng ...

Căn bệnh hiểm ở não làm chàng trai 26 tuổi mất ánh sáng, đột quỵ nguy kịch

0 (0) Nam thanh niên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội lúc rạng sáng, sau đó ...

Ảnh chụp màn hình 2023 08 28 030839 Việt Nam có đến 200.000 người bị đột quỵ/năm, có xu hướng tăng ở người trẻ

0 (0) Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Đột quỵ Hà Nội và sinh hoạt khoa ...

phong tranh dot quy nao Những sai lầm nào cần tránh khi đột quỵ?

5 (1) Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm ...