Chủ nhật, 21/07/2024 15:34

logo homobq logo tim mạch

hotline

66% NGƯỜI BỆNH BỊ HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP

5/5 - (1 bình chọn)

ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI

TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN PHIM CT 256 LỚP CẮT

TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên ba lần và tăng theo cấp số nhân nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Những người trưởng thành có độ tuổi từ 40 đến 69 tuổi, với mỗi mức tăng huyết áp 20/10 mmHg làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành lên gấp 2 lần. 

Chúng tôi trích dẫn kết quả nghiên cứu của đề tài tiến sỹ, do TS.BS Ngô Thị Thu Hoa tiến hành từ năm 2014 đến 2017 tại Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu thực hiện ở 186 bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát, chưa bị nhồi máu cơ tim.

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Trong 186 BN THA nguyên phát chỉ định chụp CLVT có 66 BN chụp MV qua da. Tuổi TB của nhóm nghiên cứu là 63,88 ± 9,39 tuổi, nam 116 (62,4 %), nữ 70 (37,6%).

 Số BN THA giai đoạn II và III là 91,4%, số BN có thời gian phát hiện THA < 5 năm là 55,4%, BN có dấu hiệu đau ngực điển hình và không điển hình chiếm 97,8%, 100% các BN có dấu hiệu khó thở từ độ I trở lên. Có 1,1% BN có nhịp chậm < 60 ck/phút, 15,6% BN có nhịp tim nhanh > 90 ck/phút. Tỷ lệ béo phì (BMI≥ 23) chiếm 54,8%, Tỷ lệ BN đái tháo đường 22,6%, Có tới 2/3 BN (66,7%) có rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu. Tỷ lệ BN có rối loạn từng thành phần lipid máu trong nghiên cứu 36,2% tăng cholesterol; 36,9% tăng triglycerid; 23,4% tăng LDL-C và 20,6% giảm HDL-C. Phần lớn BN có bất thường trên ĐTĐ, trong đó BN dày thất trái trên ĐTĐ cao nhất (64,5%); biến đổi đoạn ST và sóng T lên tới 28%; thấp nhất là Block nhánh trái hoàn toàn và rung nhĩ (1,6%). Tỷ lệ BN có giãn đường kính tâm trương thất trái là 13,1%, tâm thu thất trái là 12,6%. Chỉ có 6,9% BN có giảm EF% < 50%. Giảm vận động thành tim chiếm 4,6% và 76,6% BN dày thất trái trên siêu âm tim.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa BN có hoạt động thể lực (61,3%), không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05). BN có hút thuốc (46,2%), lạm dụng rượu (46,2%) và hút thuốc và lạm dụng rượu đồng thời (36%). Yếu tố hút thuốc lá, lạm dụng rượu chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê .

Tỷ lệ BN chỉ có yếu tố nguy cơ là THA đơn thuần là 30,1%. Hơn một nửa BN có nhiều hơn 3 YTNC (50,5%). Trong các biến chứng của nhóm THA, biến chứng dày thất trái chiếm tỷ lệ cao nhất 76,6%, tai biến mạch máu não thấp nhất chiếm 8,6%.

7Small87142182 1

2. Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 256 dãy

Bảng. Đặc điểm chung kết quả CLVT 256 dãy ĐMV

Đặc điểm (n=186) Số lượng Tỷ lệ %
Tổn thương ĐMV 186 100
              Không hẹp 63 33,9
              Hẹp  ≤ 50% 34 18,3
             Hẹp 50 % đến < 70% 28 15,0
             Hẹp ≥ 70% 61 32,8
Tổn thương có ý nghĩa ĐMV 1 nhánh 37 19,9
2 nhánh 30 16,1
≥ 3 nhánh 22 11,8
Cầu cơ ĐMV 18 9,7 %

Trong số các BN có tổn thương ĐMV, tỷ lệ BN có hẹp ĐMV từ 70% trở lên cao nhất (32,8%). Tỷ lệ BN có tổn thương 1 nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất tới 19,9%. Tỷ lệ BN có tổn thương 3 nhánh chiếm thấp nhất chỉ có 11,8%. Tỷ lệ BN bị cầu cơ là 9,7%. Tỷ lệ BN tổn thương ĐMV có ý nghĩa (hẹp >50%) trên chụp CLVT 256 dãy cao với 47,8%. Tổn thương ĐMV có ý nghĩa xảy ra trên tất cả các nhánh ĐMV. Hẹp nặng gặp ở nhánh LAD (27,4%), RCA (16,1%) chiếm tỷ lệ cao hơn các nhánh khác. Tỷ lệ BN tổn thương động mạch vành (hẹp trên 50%) xảy ra trên các nhánh và nhánh LAD chiếm cao nhất (41,4%) thấp nhất là nhánh LM chỉ có 4,3%.

Trong từng nhánh, tỷ lệ BN có hẹp từng phân nhánh khác nhau. Nhánh LAD, tỷ lệ BN hẹp LAD1 là cao nhất 33,9%, thấp nhất là LAD3 chỉ gặp 5,4%. Nhánh RCA, tỷ lệ BN hẹp RCA1 và RCA2 là tương đương nhau (lần lượt là 16,1% và 17,2%). Nhánh RCA3 tỷ lệ hẹp thấp nhất 10,8%. Nhánh LCx, tỷ lệ hẹp LCx1 hay gặp hơn chiếm 14%, LCx2 chỉ chiếm 10,2%.

Điểm vôi hoá trung bình trong nghiên cứu là 164,33 điểm. BN có điểm vôi hoá mức độ nhẹ (<100 điểm) chiếm 29,6%, mức độ nặng (>400 điểm) chiếm thấp nhất 12,9% và 14,0% vôi hoá vừa (100-400 điểm).

3. Kết quả phân tích đa biến mô hình logistics các yếu tố nguy cơ của hẹp động mạch vành

Các thông số B OR 95% C.I. p
Giới hạn dưới Giới hạn trên
Tuổi 0,894 2,446 1,100 5,440 0,028
Lạm dụng rượu 2,144 8,537 3,974 18,338 0,001
Thừa cân, béo phì 1,276 3,583 1,658 7,743 0,001
Đái tháo đường 0,804 2,235 0,875 5,712 0,093
hs CRP tăng 1,915 6,788 2,198 20,966 0,001
Constant -11,184       0,001

4. Kết luận

47,8% BN có tổn thương hẹp có ý nghĩa ĐMV (hẹp nặng: 32,8%). Trong số đó, BN tổn thương 1 nhánh: 19,9%, 2 nhánh: 16,1%; ≥ 3 nhánh: 11,8%. Tổn thương có ý nghĩa ở các nhánh ĐMV: nhánh LAD: 41,4% , nhánh RCA: 24,7%, nhánh LCx: 18,8% và nhánh LM: 4,3%. Tỷ lệ nhánh ĐMV có vôi hoá mức độ nặng 12,9%.

Tổn thương ĐMV có ý nghĩa liên quan với tuổi và giới. Nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên hoặc giới nam có tỷ lệ tổn thương ĐMV cao gấp 2,6; 2,2 lần so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi hoặc giới nữ (p< 0,05).

Giai đoạn THA, béo phì (BMI ≥ 23) và ít hoạt động thể lực có liên quan chặt chẽ với tổn thương ĐMV (với p lần lượt < 0,001; 0,01; 0,01), trong đó Ít hoạt động thể lực có tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn 3,9 lần (p<0,01), tỷ lệ vôi hóa cao hơn 3,3 lần (p<0,01) so với bệnh nhân có hoạt động thể lực.

Bệnh nhân THA có đái tháo đường có tỷ lệ tổn thương ĐMV cao hơn 3,6 lần (p<0,01), tỷ lệ vôi hóa ĐMV cao hơn 2,7 lần (p<0,05) so với bệnh nhân THA không có đái tháo đường.

Bệnh nhân THA có hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu có tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn 2,6 và 6,9 lần (p<0,05). Đặc biệt trường hợp đồng thời hút thuốc lá và lạm dụng rượu sẽ có nguy cơ hẹp ĐMV gấp 6,0 lần so với bệnh nhân không lạm dụng đồng thời thuốc lá và rượu.

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call