Chủ nhật, 21/07/2024 15:34

logo homobq logo tim mạch

hotline

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH MẠCH VÀNH

5/5 - (3 bình chọn)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ

Yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh ĐMV đã được nghiên cứu rất rõ và được chứng minh có liên quan đến việc tăng khả năng mắc bệnh ĐMV. Can thiệp các yếu tố nguy cơ làm giảm tỷ lệ mắc và tiến triển của bệnh ĐMV.

Có những YTNC có thể tác động được, nhưng có những YTNC không thể tác động được. Các YTNC thường tác động lẫn nhau phức tạp, một cá thể thường dễ mang nhiều YTNC. Khi nhiều YTNC tác động lẫn nhau làm nguy cơ của bệnh ĐMV tăng lên theo cấp số nhân.

bệnh tim thiếu máu cục bộ

bệnh tim thiếu máu cục bộ

Tóm lại các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành và bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, phì đại thất trái, đái tháo đường và rối loạn các yếu tố đông máu.

Bảng 1.2. Phân loại yếu tố nguy cơ

Phân loại Các yếu tố nguy cơ (YTNC)
YTNC không thay đổi được Tuổi, giới, tiền sử gia đình, di truyền
YTNC có thể thay đổi được Hút thuốc, chế độ ăn, rượu, vận động thể lực, RLLP, THA, béo phì, ĐTĐ, hội chứng chuyển hóa
YTNC mới phát hiện CRP, fibrinogen, điểm vôi hóa mạch vành, homocystein, lipoprotein (a), LDL nhỏ đậm đặc

*Nguồn:Theo Nguyễn Thanh Hiền (2014)

1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ đã được chứng minh

Hút thuốc lá:

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV lên 30% – 50%, liều lượng hút thuốc cũng ảnh hưởng đến mức nguy cơ. Việc bỏ hút thuốc lá đã được chứng minh là làm giảm đáng kể tỷ lệ (nguy cơ) bị bệnh ĐMV [1].
Rối loạn Lipid máu(tăng LDL-C)

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, tỷ lệ người bệnh ĐM vành có rối loạn lipid máu (RLLP) là gần 67% [2].RLLP máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch. RLLP máu sẽ làm rối loạn chức năng của nội mạc mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh ĐMV, TMCBCT, NMCT [2]..

Mảng xơ vữa ngày càng lớn lên, chiếm thể tích ngày càng nhiều trong lòng ĐMV, làm hẹp dần lòng ĐMV. Hậu quả của tình trạng hẹp lòng ĐMV là TMCBCT [2].

 – Tăng huyết áp:

Tăng huyết áp (THA) làm tăng nguy cơ bệnh ĐMV lên 3 lần, khi phối hợp các YTNC khác làm tăng vọt nguy cơ bệnh ĐMV (theo cấp số nhân). Việc điều trị tốt THA đã được chứng minh làm giảm đáng kể các biến cố tim mạch, trong đó có bệnh ĐMV [1].

Đái tháo đường:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất của bệnh lý ĐMV và thường làm tiên lượng bệnh tồi hơn. Tổn thương ĐMV ở BN bị ĐTĐ cũng thường phức tạp và nan giải, nặng nề hơn so với BN không bị ĐTĐ [1].

 Theo các chuyên gia can thiệp mạch máu thì đặc điểm tổn thương ĐMV ở BN bị ĐTĐ làm cho việc can thiệp có tỉ lệ thành công thấp hơn so với nhóm BN không có ĐTĐ [14]

Phì đại thất trái:

Phì đại thất trái là một thay đổi sinh lý bệnh chủ yếu của cơ tim để chống lại tình trạng quá tải về mặt huyết động, đồng thời là một nguy cơ của tử vong và tai biến tim mạch

Rối loạn các yếu tố đông máu (tăng fibrinogen, tăng các chất đông máu khác)

Các yếu tố nguy cơ đã được chứng minh của bệnh thiếu máu tim cục bộ là hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, phì đại thất trái, rối loạn các yếu tố đông máu.

2. Các yếu tố nguy cơ liên quan nhiều đến bệnh động mạch vành

– Tăng Triglycerid

– Giảm HDL-C

– Béo phì

Vận động thể dục

– Yếu tố tâm lý (căng thẳng)

– Lipoprotein (a)

– Homocysteine

3. Các yếu tố nguy cơ đã rõ và không thể can thiệp thay đổi được 

– Tuổi cao

– Giới: nam hoặc nữ sau mãn kinh

– Tiền sử gia đình: có người thân trực hệ bị bệnh ĐMV trước 55 tuổi (nam) và 65 tuổi (nữ).

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call