Chủ nhật, 21/07/2024 15:45

logo homobq logo tim mạch

hotline

Acid Folic hàm lượng cao giúp dự phòng đột quỵ não: Thông tin từ Hội nghị dinh dưỡng Quốc tế ASIAN 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Tác dụng của Acid Folic trên hệ tim mạch và chống Oxy hóa 

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Trung tâm Dự báo – dự phòng đột quỵ;

PGS.TS. Phạm Ngọc Khái – Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam

Bổ sung acid folic liều cao (0,8mg đến 5mg) có hiệu quả cải thiện chức năng nội mô, giảm nhẹ huyết áp, dự phòng đột quỵ não nguyên phát và chống oxy hoá.

Ngày 03/11/2023, Hội dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tổ chức Hội nghị khoa học Quốc tế khu vực ASIAN chủ đề “Dinh dưỡng người cao tuổi khu vực Đông Nam Á”. Tham dự Hội nghị có các giáo sư là Chủ tịch Hội dinh dưỡng, phó chủ tịch Hội dinh dưỡng các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Lào, Campuchia. Về phía chủ nhà Việt Nam, đại diện Bộ y tế là Thứ trưởng BYT, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương và Cục khám chữa bệnh Việt Nam; Hội dinh dưỡng Việt Nam, các hội viên trên cả nước và bác sĩ đa chuyên ngành; Ban Giám hiệu và các nhà khoa học Trường Đại học Y Dược Thái Bình…

Hội nghị dinh dưỡng Quốc tế 2023

Hội nghị dinh dưỡng Quốc tế 2023

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo Hội nghị dinh dưỡng 2023

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo Hội nghị dinh dưỡng 2023

Hội nghị có rất nhiều báo cáo chất lượng, chuyên sâu về lĩnh vực người cao tuổi. Chủ tịch dinh dưỡng các nước đã cung cấp thông tin về tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không truyền nhiễm là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ não, ung thư, thần kinh… và tình trạng dân số ngày càng già đi của các nước khu vực Đông Nam Á cũng như Việt Nam. Số liệu năm 2023 cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi (tính theo mốc 60 tuổi trở lên), Việt Nam có gần 11,9 triệu người (chiếm 12%), dự báo sẽ tăng lên 25% vào năm 2050. Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới (76,1 so với 71,1). Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi (76,3 so với 71,0).

Hiệu trưởng Đại học Y Dược Thái Bình phát biểu Hội nghị

Hiệu trưởng Đại học Y Dược Thái Bình phát biểu Hội nghị

Thực trạng bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4%. Một cuộc khảo sát dịch tễ học quốc gia (2001–2008) bao gồm 9832 người ở độ tuổi ≥25 cho thấy rằng: 25,1% người được khảo sát bị tăng huyết áp. Một nửa trong số đó biết về bệnh của mình nhưng chỉ có 61,1% người bệnh chủ động điều trị bệnh. Trong đó 24,8% bệnh nhân tăng huyết áp chưa được kiểm soát tình trạng bệnh.

Một thống kê gần đây hơn vào năm 2017 của chiến dịch MMM Việt Nam (May Measurement Month), cho thấy có tới 28,7% số người được khảo sát bị huyết áp cao và 37,7% bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp những chưa kiểm soát được. Các chiến dịch MMM tiếp theo vào năm 2018 và 2019 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp trong số người khảo sát lần lượt là 30,3% và 33,8% và tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp không kiểm soát được mặc dù có dùng thuốc hạ huyết áp tăng lần lượt là 46,6% và 48,8%.

Chuyên gia dự hội nghị dinh dưỡng quốc tế 2023

Hội nghị dinh dưỡng quốc tế ASIAN năm 2023

Tăng huyết áp và nguy cơ tử vong do đột quỵ

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% các ca tử vong nói chung. Các bệnh không lây nhiễm chính có 4 nhóm gồm: các bệnh về tim mạch (trong đó có đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp), các bệnh về ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Một điều đáng lưu ý là: tăng huyết áp làm tăng nguy cơ dẫn tới hầu hết các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường.

THứ trưởng Bộ y tế và các chuyên gia dự Hội nghị dinh dưỡng

THứ trưởng Bộ y tế và các chuyên gia dự Hội nghị dinh dưỡng

Thông tin quan trọng từ Hội nghị do Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn báo cáo cho thấy, số liệu từ kết quả nhóm nghiên cứu lớn với 10 nghìn người bị tăng huyết áp, mặc dù uống thuốc huyết áp thường xuyên (Elanapril 10mg), nhưng nguy cơ đột quỵ chỉ giảm được 56%, nhóm khác tương tự (10 nghìn người bị tăng huyết áp) có bổ sung Acid Folic 0,8mg uống kèm thuốc huyết áp hàng ngày, nguy cơ bị đột quỵ giảm được 76%. Như vậy, người bệnh tăng huyết áp, ngoài việc dùng thuốc huyết áp, nếu dùng thêm Acid Folic 0,8mg hàng ngày sẽ giảm thêm 21% nguy cơ mắc đột quỵ não nguyên phát. Hơn nữa, axit folic có tác dụng chống Oxy hóa thông qua cơ chế giúp cải thiện hệ thống phòng thủ chống oxy hóa (tăng nồng độ glutation, tăng tổng khả năng oxy hóa trong huyết thanh) và giảm nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa trong huyết thanh. Nhưng cần bổ sung hàm lượng Acid Folic từ 0,8 đến 5mg hàng ngày, mới có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nhẹ huyết áp, dự phòng đột quỵ, chống Oxy hóa. Hàm lượng acid folic trên cao hơn nhiều so với nhu cầu thông thường (200mcg – 400mcg người bình thường; phụ nữ mang thai cần 800mcg Acid Folic) được biết đến trước đây, với tác dụng trên hệ tạo máu và chống dị tật ống thần kinh ở bà mẹ mang thai. Đây là thông tin vô cùng quan trọng cho người bệnh tăng huyết áp, người bệnh giảm được hẳn nguy cơ bị đột quỵ, căn bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. 

Nghe báo cáo vai trò Acid Folic dự phòng bệnh đột quỵ và tim mạch

Nghe báo cáo vai trò Acid Folic dự phòng bệnh đột quỵ và tim mạch

 

Dưới đây là nội dung tóm tắt của bài báo cáo chính (đã đăng trên tạp chí dinh dưỡng Việt Nam), cũng như phần chính về các nghiên cứu quốc tế công bố về Acid Folic dự phòng đột quỵ và bệnh tim mạch

VAI TRÒ CỦA ACID FOLIC TRONG DINH DƯỠNG TIM MẠCH VÀ CHỐNG OXY HÓA

TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Phục hồi chức năng, giảng viên Nội thần kinh – Học viện Quân y

TTND. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam

          Tóm tắt

Khái quát: Acid folic được phân lập từ năm 1941, với nhiều vai trò quan trọng trong hệ tạo máu, phát triển tế bào, hoàn thiện ống thần kinh và một số bệnh thần kinh và tâm thần. Sự phát hiện ra homocystein (1967), một yếu tố nguy cơ mới của bệnh tim mạch có liên quan acid folic trong quá trình tổng hợp homocystein. Trong khoảng 20 năm gần đây, người ta lại phát hiện mới về acid folic liều cao có tác dụng chống oxy hoá. Mục tiêu: tìm hiểu vai trò mới của acid folic trên hệ tim mạch và chống oxy hoá. Phương pháp: tổng hợp, cập nhật những nghiên cứu phân tích tổng hợp, nghiên cứu cơ bản được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín về tác dụng của acid folic trên hệ tim mạch và tác dụng chống oxy hóa.

Kết quả: Bổ sung acid folic (0,8mg đến 10mg) giúp cải thiện sinh khả dụng Nitric Oxide (NO), bảo vệ nội mạc động mạch; giảm nhẹ huyết áp tâm thu, có thể làm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp; dự phòng đột quỵ não nguyên phát và giảm các biến cố tim mạch nói chung. Đồng thời việc bổ sung axit folic giúp cải thiện hệ thống phòng thủ chống oxy hóa bằng cách tăng nồng độ glutation, tăng tổng khả năng oxy hóa (TAC) trong huyết thanh và giảm nồng độ dấu ấn tình trạng oxy hóa (MDA) trong huyết thanh.

Kết luận: Bổ sung acid folic liều cao (0,8mg đến 5mg) có hiệu quả cải thiện chức năng nội mô, giảm nhẹ huyết áp, dự phòng đột quỵ não nguyên phát và chống oxy hoá.

Từ khóa: acid folic, nội mạc động mạch, bệnh tim mạch, đột quỵ não, tăng huyết áp, chống oxy hóa

The role of Folic acid in cardiovascular system nutrition and antioxidation

Overview: The folic acid, which was isolated in 1941, had many important roles as in the hematopoietic system, cell development, neural tube completion, some neurological and mental diseases. The discovery of homocysteine (1967), it was a new risk factor for cardiovascular disease, involved folic acid in the synthesis of homocysteine. In the last 20 years, scientists have discovered new high doses of folic acid that have antioxidant effects. Objective: to investigate the new role of folic acid on the cardiovascular system and antioxidant. Method: synthesize and update meta-analysis studies and basic research published in reputable international journals on the effects of folic acid on the cardiovascular system and antioxidant effects.

Results: Folic acid supplementation (dose 0.8mg to 10mg) which improves Nitric Oxide (NO) bioavailability, protects the endothelium; folic acid may reduce the risk of hypertension and slightly decrease in systolic blood pressure; primary stroke prevention and overall reduction of cardiovascular events. Simultaneously, folic acid supplementation improves the antioxidant defense system by increasing glutathione levels, increasing serum total antioxidative capacity (TAC) and decreasing oxidative status marker (MDA) levels in the serum.

Conclusion: The effect of high-dose folic acid supplementation (0.8mg to 5mg), which improves endothelial function, slightly reduce blood pressure, prevent primary stroke and has antioxidant effects.

Keywords: folic acid, the endothelium, cardiovascular disease, hypertentionAnimation

  1. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng dự phòng đột quỵ não và bệnh mạch vành

 Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn ở Trung Quốc, đăng trên tạp chí quốc tế JAMA.2015 Apr 7;313(13):1325-35 (Efficacy of folic acid therapy in primary prevention of stroke among adults with hypertension in China: the CSPPT randomized clinical trial). Nghiên cứu tiến hành trên 20.720 người lớn bị tăng huyết áp, tiền sử chưa bị đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu tiến hành từ 19/5/2008, theo dõi đến 24/8/2013 ở trên 32 cộng đồng dân cư người Trung Quốc. Thử nghiệm lâm sàng được chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm 10.348 bệnh nhân bị tăng huyết áp, điều trị uống 1 viên Enalapril 10 mg (thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển), kết hợp với acid folic 0,8 mg; nhóm 2 gồm 10.354 người lớn bị tăng huyết áp, chỉ uống Enalapril 10 mg. Mục đích của nghiên cứu là theo dõi sự xuất hiện đột quỵ não tiên phát (lần đầu), kết hợp theo dõi bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong nói chung. Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu là 4,5 năm. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm 1 uống phối hợp Enalapril 10mg với acid folic 0,8 mg hàng ngày, tỷ lệ mắc đột quỵ là 2,7%, thấp hơn nhiều so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp đơn độc (enalapril) là 3,4% với HR = 0,79. Nhóm dùng phối hợp tỷ lệ các biến cố tim mạch gây tử vong là 3,1%, thấp hơn so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp (3,9%) với HR = 0,8. Kết quả chung cho thấy nhóm dùng kết hợp acid folic với tăng huyết áp giảm được 21% nguy cơ đột quỵ não tiên phát. Kết luận của nghiên cứu khẳng định, với người lớn có tăng huyết áp, khi điều trị kết hợp thuốc huyết áp (Enalapril 10mg) với acid folic 0,8 mg là giảm nguy cơ đột quỵ não tiên phát có ý nghĩa thống kê [1].

Nghiên cứu phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiễn có đối chứng về bổ sung acid folic và nguy cơ bệnh tim mạch được công bố trên tạp chí tim mạch Mỹ năm 2016 (J Am Heart Assoc. 2016 Aug; 5(8): e003768). Nghiên cứu đã sàng lọc được 30 thử nghiệm lâm sàng đạt tiêu chuẩn, với 82.334 người tham gia được đưa vào phân tích cuối cùng. Nguy cơ tương đối của việc bổ sung axit folic so với nhóm chứng là 0,90 (CI 95%; 0,84 – 0,96; P = 0,002) đối với đột quỵ; 1,04 (CI 95%; 0,99 – 0,01; P = 0,16) đối với bệnh tim mạch vành và 0,96 (CI 95 %; 0,92 – 0,99; P = 0,02) cho tổng thể bệnh tim mạch (CVD). Các tác động can thiệp cho cả đột quỵ và CVD kết hợp rõ rệt hơn ở những người tham gia có nồng độ folat huyết tương thấp hơn ở mức cơ bản (P <0,02 cho tất cả tương tác). Trong các phân tích phân tầng, hiệu quả có lợi lớn hơn đối với CVD tổng thể đã được nhìn thấy trong các thử nghiệm giữa những người tham gia mà không có CVD từ trước (P = 0,006 cho tương tác) hoặc trong các thử nghiệm với mức giảm lớn hơn về mức homocysteine ​​(P = 0,009 cho tương tác). Kết luận của phân tích tổng hợp ở nghiên cứu này cho thấy, khi bổ sung axit folic thì nguy cơ đột quỵ thấp hơn 10% và nguy cơ bệnh tim mạch tổng thể thấp hơn 4%. Một lợi ích lớn hơn cho CVD đã được quan sát thấy ở những người tham gia có nồng độ folat huyết tương thấp hơn, không có CVD từ trước và trong các nghiên cứu với mức giảm lớn hơn về nồng độ homocystein máu. Bổ sung axit folic không có tác dụng đáng kể đối với nguy cơ mắc bệnh mạch vành [9].

Bài báo phân tích tổng hợp (2017) các nghiên cứu về phối hợp acid folic với thuốc hạ huyết áp trên bệnh nhân có tăng huyết áp và tăng homocystein máu (A Meta-Analysis of Folic Acid in Combination with Anti-Hypertension Drugs in Patients with Hypertension and Hyperhomocysteinemia; Front. Pharmacol., 31 August 2017. Nghiên cứu đã tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của axit folic kết hợp với liệu pháp hạ áp so với chỉ dùng hạ huyết áp. Sự khác biệt trung bình (WMD) và nguy cơ tương đối (RR) được sử dụng làm thước đo tác dụng của axit folic đối với các kết quả đo lường của một mô hình nghiên cứu ngẫu nhiên. Có 65 nghiên cứu bao gồm 7887 bệnh nhân đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn thu nhận. Trong số đó, 49 thử nghiệm đã báo cáo hiệu quả điều trị kết hợp để làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương so với hạ huyết áp đơn thuần (WMD = −7.85, WMD = −6.77). Trong khi đó, việc bổ sung axit folic dường như làm giảm nồng độ homocystein máu ​​(WMD = 5.5). Ngoài ra, việc bổ sung axit folic rõ ràng làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và mạch máu não 12,9% so với nhóm chứng. Xét về phân tích phân tầng, hiệu quả có lợi lớn hơn được thấy trong các thử nghiệm (RCT) với thời gian điều trị hơn 12 tuần, sự tăng nồng độ acid folic giúp giảm nồng độ homocysteine ​​tổng cộng hơn 25%. Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung axit folic có hiệu quả trong phòng chống nguyên phát các biến cố tim mạch và mạch máu não ở các bệnh nhân nồng độ homocystein máu cao, cũng như làm giảm huyết áp và giảm tổng mức homocystein máu [2].

Phân tích tổng hợp các thử nghiệm hiệu quả axit folic trong phòng ngừa đột quỵ đăng trên tạp chí thần kinh năm 2017 (Neurology. 2017 May 9;88(19):1830-1838). Nghiên cứu đã tổng hợp từ 22 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, tiến hành trên 82.723 người tham gia. Kết quả cho thấy việc bổ sung axit folic làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ 11% (RR = 0,89, khoảng tin cậy 95% [CI] 0,84-0,96). Hiệu quả cao hơn ở những vùng có folat thấp (2 thử nghiệm, n = 24.020; Châu Á, 0,78; 0,67-0,90) so với vùng folat cao (7 thử nghiệm, n = 14.655; Mỹ, 1,05, 0,90-1,23) và giữa những bệnh nhân không bổ sung axit folic (11 thử nghiệm, n = 49.957; 0,85; 0,77-0,94) so ​​với những người có dùng thêm axit folic (7 thử nghiệm, n = 14.655; 1,05, 0,90-1,23). Trong các phân tích phân tầng khác cho thấy tác dụng có lợi lớn hơn ở vùng có mức acid folic thấp, khi bổ sung liều thấp acid folic (≤0,8 mg: 0,78; 0,69-0,88) hoặc mức vitamin B12 cơ bản thấp (<384 pg / mL: 0,78, 0,68-0,89). Kết luận của phân tích gộp này, việc bổ sung axit folic có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở những vùng có axit folic thấp, đặc biệt là trong các thử nghiệm sử dụng một lượng axit folic tương đối thấp và mức vitamin B12 thấp[7].

Nghiên cứu phân tích gộp (2017) trên 11 thử nghiệm lâm sàng với 65.790 người tham gia. Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về việc bổ sung axit folic để ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Kết quả chung cho thấy bổ sung axit folic có liên quan đến một lợi ích đáng kể trong việc giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân mắc CVD (RR = 0,90; CI 95%: 0,84-0,97; P = 0,005). Trong phân tích phân tầng, tác dụng có lợi lớn hơn đã được quan sát thấy ở những người tham gia có giảm nồng độ homocysteine ​​từ 25% trở lên (RR = 0,85; 95% CI: 0,74-0,97; P = 0,03), những người bổ sung liều folat hàng ngày ≤2mg (RR = 0,78; 95% CI: 0,68-0,89; P = 0,01). Kết luận của phân tích tổng hợp mới nhất này đã khẳng định, rằng bổ sung axit folic có hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch [8].

Theo Yuan Wang và CS (2019), thực hiện nhiên cứu hệ thống và phân tích gộp đánh giá hiệu quả acid folic trên bệnh nhân tim mạch. Nghiên cứu phân tích tổng hợp 12 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, với 47.523 bệnh nhân tim mạch được điều trị bằng axit folic. Kết quả cho thấy đã giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ (RR = 0,85, 95% CI = 0,77–0,94) so với những bệnh nhân được điều trị đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (HR, 0,97, 95% CI, 0,86–1,10), tử vong do tim mạch (HR, 0,87, 95% CI, 0,66–1,15) và nguy cơ CHD. Kết luận của nghiên cứu phân tích tổng hợp này cho thấy việc bổ sung axit folic làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch [12].

Theo Man Ye và CS (2022), cập nhật các nghiên cứu phân tích gộp về hiệu quả bổ sung acid folic, vitamin B6, vitamin B12 với bệnh tim mạch và đột quỵ não. Nghiên cứu đã tổng hợp 17 thử nghiệm lâm sàng, với 30.085 người tham dự. Kết luận, việc bổ sung axit folic, Vitamin B6 và B12 có liên quan đến giảm tỷ lệ đột quỵ (12%); nhưng không giảm tỷ lệ tử vong, biến cố chính bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim [23].

Thật vậy, những thử nghiệm lâm sàng lớn và các phân tích gộp công bố từ năm 2015, đến mới nhất năm 2022 đều tương đối thống nhất là bổ sung acid folic giúp dự phòng đột quỵ não nguyên phát và giảm các biến cố tim mạch nói chung, nhưng chưa cải thiện rõ với bệnh động mạch vành./.

HomoBQ tham dự Hội nghị và tài trợ

HomoBQ tham dự Hội nghị và tài trợ

Acid Folic 1mg trong Homo BQ giúp dự phòng đột quỵ não

Acid Folic 1mg trong Homo BQ giúp dự phòng đột quỵ não

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call