DỊCH TỄ ĐỘT QUỴ NÃO

17 Tháng Một, 2018
0
(0)

DỊCH TỄ ĐỘT QUỴ NÃO

1. Dịch tễ học đột quỵ não ở Việt Nam

Ở Việt Nam, dịch tễ học ĐQN trong cộng đồng mới được quan tâm trong những năm gần đây, một số công trình đã được công bố như sau:

Theo Nguyễn Văn Đăng và cs (1994), qua mẫu điều tra 1.677.933 người ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tây, Sơn Tây, Thái Bình cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐQN trung bình là 115,92/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 28,25/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 21,55/100.000 dân [9], [12]. Đàm Duy Thiên (1999) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não thời kỳ 1994-1999 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc là 82,18/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 22,78/100.000 dân, tỷ lệ tử vong trung bình hàng năm là 22,78/100.000 dân, tỷ lệ tử vong hàng năm là 9,28/100.000 dân [12].

Nghiên cứu của Phạm Quang Phước (2007) tại tỉnh Sơn La cho thấy tỷ lệ mới mắc là 35,8/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc là 236,2/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 28,7/100.000 dân. Nguyễn Văn Thắng (2007) nghiên cứu dịch tễ học tại Hà Tây cho thấy tỷ lệ mới mắc 33,0/100.000 dân, tăng theo tuổi, nam 39,8/100.000 dân, nữ giới 26,9/100.000 dân; tỷ lệ hiện mắc 169,9/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 15,1-25,5/100.000 dân [12].

Nghiên cứu về dịch tễ học tỉnh Khánh Hòa (2007-2008) của Trịnh Viết Thắng (2011), kết quả: tỷ lệ hiện mắc 294,7/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 96,2/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 43,8/100.000 dân và tỷ lệ tử vong trên mắc đột quỵ não là 11,2%. Nghiên cứu về dịch tễ học ĐQN tại Nghệ An của Dương Đình Chỉnh (2011) cho thấy: tỷ lệ hiện mắc 355,9/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 104,7/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 65,1/100.000 dân và tỷ lệ tử vong trên mắc là 14,2%. Tại Miền Trung, nghiên cứu dịch tễ học về ĐQN của Hoàng Khánh và cộng sự thời kỳ 1989-1993 cho thấy tỷ lệ mới mắc có xu hường tăng dần, từ 16,3/100.000 dân vào năm 1989 lên đến 47,5/100.000 dân năm 1993. Tỷ lệ hiện mắc cũng tăng từ 29,9/100.000 dân vào năm 1989 lên 106/100.000 dân vào năm 1993 [12].

Ở Miền Nam, Lê Văn Thành và cộng sự (1994) nghiên cứu dịch tễ học ĐQN tại thành phố Hồ Chí Minh trên 28 nghìn dân và tỉnh Kiên Giang trên 52.640 dân. Tỷ lệ mới mắc ĐQN trung bình năm là 152/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 416/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 36,05%. Đặng Quang Tâm (2005) nghiên cứu dịch tễ học ĐQN tại Cần Thơ cho thấy tỷ lệ mới mắc là 29,4/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc là 129/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 33,53/100.000 dân [12].

2. Dịch tễ học đột quỵ não ở nước ngoài

Theo nghiên cứu của WHO (GBD-2000), tỷ lệ hiện mắc ĐQN tại các nước phát triển chiếm từ 600-1000/100.000 dân; còn ở các nước Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ dao động từ 500-1000/100.000 dân.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới qua nghiên cứu MONICA, tỷ lệ mắc ĐQN trên 100.000 dân ở nam và nữ lứa tuổi 35 đến 65 cho kết quả:

Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc đột quỵ trên 100.000 người ở nam

và nữ tuổi từ 34-65.

Quốc gia Thành phố/vùng Tỷ lệ ở nam Tỷ lệ ở nữ
Nga Novosibirsk 388 312
Phần Lan Kuopip 351 173
Lithuania Kaunas 308 159
Trung Quốc Bắc Kinh 247 175
Thụy điển Phía Bắc 207 111
Ba Lan Vác-sa-va 184 90
Đức Karl-Mark-Stadt 176 104
Đan mạch Glastrup 173 92
Ý Friuli 124 61

*Nguồn: Theo Nguyễn Minh Hiện (2013) [12].

 

Dịch tễ ĐQN

Tỷ lệ chết do đột quỵ não

 

Theo Alan S. Go và CS (2013) thống kê về bệnh tim mạch và ĐQN trên người Mỹ, dữ liệu thống kê năm 2010 cho thấy có 6,8 triệu người Mỹ trên 20 tuổi bị đột quỵ, tỷ lệ hiện mắc giai đoạn 2007-2010 là 2,8%. Với tuổi trên 18 thì nam giới có 2,7% và nữ giới 2,6% tiền sử ĐQN. Đột quỵ NMN gặp tỷ lệ 87%, CMN là 10%, xuất huyết dưới nhện 3%; tỷ lệ NMN thầm lặng từ 6-28%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh ĐQNMN lần đầu ở người da trắng là 0,88/1000 người, người da đen là 1,91/1000 người và người gốc Tây Ban Nha là 1,49/1000 người. Tỷ lệ đột quỵ có XVĐM nội sọ ở người da đen cao hơn người da trắng 5,85 lần; người gốc Tây Ban Nha cao hơn người da trắng 5,0 lần [47].

Đột quỵ não nằm trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các nước ASEAN: ở Thái Lan tỷ lệ tử vong là 10,9/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là 690/100.000 dân; Singapo 54,2/100.000 dân. Tỷ lệ các loại ĐQN ở vùng đông nam Châu Á thì CMN chiếm 22-39%, còn lại là NMN. Các YTNC hay gặp là tăng HA từ 49-72%, hút thuốc lá 22-34% và XVĐM 22-34%. Tỷ lệ mắc các loại đột quỵ ở một số nước ASEAN như sau: qua kết quả điều tra trong bệnh viện: Indonesia với 4.591 BN cho thấy ĐQ NMN các loại 56,4%, chảy máu não là 38% và chảy máu dưới nhện 0,9%. Singapo có tỷ lệ NMN là 73%, CMN là 26% và chảy máu dưới nhện là 1,8% [12]

Nếu bài đăng là hữu ích hãy đánh giá

xếp hạng 0 / 5. xếp hạng 0

hãy đánh giá tôi 5 sao

Chúng tôi xin lỗi vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài viết này!

Hãy cho chúng tôi làm thế nào chúng ta có thể cải thiện bài viết này?

Lượt xem: 5122

Tin liên quan

Ảnh chụp màn hình 2023 08 28 030839 Dự phòng đau tim

0 (0) Ý nghĩa của việc dự phòng đau tim Trái tim của chúng ta là động cơ giúp ...

Các bài tập vận động cột sống cổ Tập Luyện Cột Sống Cổ: Bài Tập Giảm Đau và Phục Hồi Chức Năng

5 (1) QUY TRÌNH TẬP VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ TS. Nguyễn Văn Tuấn; KTV Lê Văn ...

Bác sĩ kiểm tra sức cơ nửa người phải của bệnh nhân sau dùng thuốc tiêu sợi huyết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp Đột quỵ khi đang đi đường

0 (0) Người đàn ông 65 tuổi, đang đi đường thì đột ngột đau đầu, chóng ...

Căn bệnh hiểm ở não làm chàng trai 26 tuổi mất ánh sáng, đột quỵ nguy kịch

0 (0) Nam thanh niên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội lúc rạng sáng, sau đó ...

Ảnh chụp màn hình 2023 08 28 030839 Việt Nam có đến 200.000 người bị đột quỵ/năm, có xu hướng tăng ở người trẻ

0 (0) Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Đột quỵ Hà Nội và sinh hoạt khoa ...

phong tranh dot quy nao Những sai lầm nào cần tránh khi đột quỵ?

5 (1) Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm ...