Chủ nhật, 21/07/2024 15:47

logo homobq logo tim mạch

hotline

GÁNH NẶNG DO ĐỘT QUỴ NÃO GÂY NÊN Ở MỸ (2015)

Đánh giá bài viết

Hậu quả nặng nề do đột quỵ não theo thống kê

Hoa Kỳ năm 2015

Người tổng hợp và dịch TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn

Heart Disease and Stroke Statistics—2015 Update

A Report From the American Heart Association

Dariush MozaffarianEmelia J. BenjaminAlan S. GoDonna K. ArnettMichael J. BlahaMary CushmanSarah de FerrantiJean-Pierre DesprésHeather J. FullertonVirginia J. HowardMark D. HuffmanSuzanne E. JuddBrett M. KisselaDaniel T. LacklandJudith H. LichtmanLynda D. LisabethSimin LiuRachel H. MackeyDavid B. MatcharDarren K. McGuireEmile R. MohlerClaudia S. MoyPaul MuntnerMichael E. MussolinoKhurram NasirRobert W. NeumarGraham NicholLatha PalaniappanDilip K. PandeyMathew J. ReevesCarlos J. RodriguezPaul D. SorlieJoel SteinAmytis TowfighiTanya N. TuranSalim S. ViraniJoshua Z. WilleyDaniel WooRobert W. YehMelanie B. Turner
and on behalf of the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee.
 
 
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thường gặp, đứng hàng thứ ba ở các nước phát triển, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư; là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, để lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Đột quỵ não là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và ngày càng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ hàng năm. Các số liệu thống kê về đột quỵ và gánh nặng với xã hội ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, do vậy chúng tôi xin tóm lược lại nội dung chính của Hiệp hội tim mạch Hoa kỳ công bố năm 2015.
 
1.Tỷ lệ đột quỵ não
  • Theo thống kê từ Hội tim mạch Mỹ năm 2015, thống kê về tim mạch và đột quỵ não. Ước tính khoảng 6,6 triệu người Mỹ ở độ tuổi trên 20 bị đột quỵ não (dữ liệu NHANES 2009-2012). Tổng số mắc đột quỵ trong giai đoạn này là khoảng 2,6% (NHANES, NHLBI). Theo dữ liệu từ BRFSS 2013 (CDC), 2,7% nam giới và 2,7% phụ nữ ≥18 tuổi có tiền sử đột qụy. Tỷ lệ nhồi máu thầm lặng (không triệu chứng) ước tính dao động từ 6% đến 28%, với tỷ lệ hiện mắc với ngày càng tăng. Ước tính có 13 triệu người bị đột quỵ thầm lặng trong dân số Hoa Kỳ năm 1998.
  • Trên cơ sở dữ liệu từ 18 462 người tham gia vào một nghiên cứu đoàn hệ quốc gia, 17,8% dân số> 45 tuổi báo cáo ít nhất 1 triệu chứng của đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Dự báo cho thấy đến năm 2030, thêm 3,4 triệu người trên 18 tuổi sẽ bị đột qụy, tăng tỷ lệ hiện mắc  lên 20,5% từ năm 2012, mức tăng cao nhất (29%) được dự báo ở nam giới gốc Tây Ban Nha.
  • Mỗi năm, có tới 795.000 người bị đột quỵ mới hoặc tái phát. Khoảng 610.000 trong số đó là bị đột quỵ lần đầu, và 185.000 là bị tái phát.
  • Trong tất cả thể đột quỵ, thiếu máu cục bộ (đột quỵ nhồi máu não) là 87% và 10% là đột chảy máu não, trong khi 3% là xuất huyết dưới nhện (GCNKSS, NINDS, 1999). Trung bình cữ mỗi 40 giây có một người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ.
  • Tỷ lệ người trưởng thành có cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA) là 2,3%, trong đó có gần 15% người bệnh bị đột quỵ trước đó đã có cơn TIA. Nguy cơ đột quỵ sau khi có cơn TIA 2 ngày là 3-10% và sau 90 ngày là 9-17%. Sau 1 năm, tỷ lệ tử vong do cơn TIA là 12%. 
  • Nghiên cứu theo dõi tỷ lệ tái phát đột quỵ sau 4 năm trên 10.399 bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu tại bang Nam Carolina năm 2002. Tỷ lệ đột quỵ tái phát ở Mỹ sau 1 tháng là 1,8%; sau 6 tháng là 5% và sau 1 năm là 8% và sau 4 năm là 18,1%. 

2. Chi phí cho đột quỵ não

  • Theo số liệu thống kê năm 2015 của Hội tim mạch Hoa kỳ, chi phí đột quỵ trực tiếp và gián tiếp là 33,6 tỷ đô la (MEPS, bảng kê NHLBI). Chi phí y tế trực tiếp của đột quỵ ước tính là 17,5 tỷ đô la. Các dịch vụ này bao gồm các lần khám bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện hoặc thăm khám tại cơ sở, bệnh nhân nằm nội trú và thăm khám sức khoẻ tại nhà.
  • Chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân được chăm sóc trực tiếp cho bất kỳ loại hình dịch vụ nào (bao gồm cả các lần nằm bệnh nhân nội trú, khám ngoại trú, thăm khám, thuốc kê toa và chăm sóc sức khoẻ tại nhà) tại Hoa Kỳ ước tính là 4692.238 đô la.
  • Từ năm 2012 đến năm 2030, tổng chi phí y tế trực tiếp liên quan đến đột quỵ được dự báo sẽ tăng gấp ba, từ 71,6 tỷ đô la Mỹ lên 184,1 tỷ đô la Mỹ, phần lớn là tăng chi phí phát sinh từ 65 đến 79 tuổi.
  • Bệnh nhân đột quỵ tái phát có chi phí cao hơn 38% so với mỗi bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu. Trong mô hình điều chỉnh để kiểm soát các biến số liên quan, chi phí 1 năm bị chứng mất ngôn ngữ sau đột quỵ ước tính là 1703 đô la vào năm 2004.
Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call