Chủ nhật, 14/04/2024 16:50 (GMT+7)

logo homobq logo tim mạch

hotline

Giải Pháp Mới Giúp Giảm Nguy Cơ Đột Quỵ Não Nguyên Phát …

5/5 - (1 bình chọn)

GIẢM NGUY CƠ MẮC ĐỘT QUỴ NÃO Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG VIỆC BỔ SUNG THÊM ACID FOLIC ĐỦ HÀM LƯỢNG

TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn, TS.BS. Nguyễn Văn Tuyến, TS.BS. Nguyễn Khánh Hồng

Nghiên cứu lớn trên 24 nghìn người bị tăng huyết áp khẳng định, nếu chỉ dùng thuốc giảm huyết áp thì nguy cơ đột quỵ não nguyên phát (lần đầu) giảm được 55%, nhưng khi kết hợp thêm Acid folic 0,8 mg thì giảm thêm 21% nguy cơ đột quỵ, nghĩa là nhóm dùng thuốc huyết áp kết hợp Acid Folic 0,8mg sẽ giảm được 76% nguy cơ mắc đột quỵ não tiên phát. Đây là một bước đột phá trong việc dự phòng nguyên phát đột quỵ não.

Những nghiên cứu quốc tế đã khẳng định đột quỵ não có gần 30 yếu tố nguy cơ, được phân thành 3 nhóm:

Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Tuổi cao, giới tính nam, tiền sử gia đình, tiền sử đột quỵ, sinh thiếu tháng, người da đen, tiền sử tim mạch

Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bằng điều chỉnh lối sống: nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ít vận động, béo phì, dùng thuốc tránh thai, ăn mặn, stress

Nhóm yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh bằng kiểm soát dùng thuốc: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng Homocystein máu, xơ vữa động mạch, rung nhĩ; tăng acid uric, tăng đông máu, đau đầu Migrain..

Nhưng tăng huyết áp vẫn là yếu tố nguy cơ nguy hiểm và hay gặp nhất, được mệnh danh là “Sát thủ thầm lặng” bởi vì:

  • Tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng cao, từ 20-30% ở người trưởng thành, thường kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, tỷ lệ gặp tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ cao (60-80%);
  • Tăng huyết áp là nguyên nhân của đột quỵ chảy máu não, đồng thời là yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não;
  • Tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phình bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, suy thận…
  • Tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-5 lần so với người bình thường.

Bảng các yếu tố nguy cơ hay gặp của đột quỵ não

TT

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ

Tỷ lệ gặp trong cộng đồng

Nguy cơ bị đột quỵ (RR hay lần)

Tỷ lệ gặp ở bệnh nhân đột quỵ

1

Cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA)

2,3%

18% bị đột quỵ sau 3 tháng TIA

12,0-15%

2

Tiền sử đột quỵ não

170-360/100.000 dân

1,2 (sau 5 năm)

20-30%

3

Rung nhĩ

1,5-6%

15- 20

4-10%

4

Tăng huyết áp

25-40%

3 – 5

60-75%

5

Đái tháo đường

6-8%

2-3,5

20-25%

6

Rối loạn mỡ máu

30-40%

1,8-2,6

35-45%

7

Tăng homocystein máu

30-35%

2,0-3,0

35-47%

8

Nghiện thuốc lá

25%

1,5 -2,0

15-27%

9

Nghiện rượu

2-5%

1,6 – 2,0

10-22%

10

Ít vận động thể lực

>30%

1,3-1,8

 

11

Béo phì

10-20%

1,3-1,5

2,5-5%

12

Tuổi >60

13,6% dân số

2,5-10,0

87 – 90%

13

Đau đầu Migraine

12-15%

2,2-4,0

 

14

Yếu tố gia đình

 

1,5-2,0

26%

15

Bệnh tim mạch (mạch vành)

9,5-11%

3,0-4,0

 

16

Hẹp động mạch cảnh >50%

2-8%

2,0 lần

 

17

Xơ vữa động mạch nội sọ

31,1%

3,0 – 4,0

30-48,6%

 

 

 

 

 

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn ở Trung Quốc, đăng trên tạp chí quốc tế JAMA.2015 Apr 7;313(13):1325-35 (Efficacy of folic acid therapy in primary prevention of stroke among adults with hypertension in China: the CSPPT randomized clinical trial). Tiến hành trên 20.720 người lớn bị tăng huyết áp, tiền sử chưa bị đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu tiến hành từ 19/5/2008, theo dõi đến 24/8/2013 ở trên 32 cộng đồng dân cư người Trung Quốc. Thử nghiệm lâm sàng được chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm 10.348 bệnh nhân bị tăng huyết áp, điều trị uống 1 viên Enalapril 10 mg (thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển), kết hợp với acid folic 0,8 mg; nhóm 2 gồm 10.354 người lớn bị tăng huyết áp, chỉ uống Enalapril 10 mg. Mục đích của nghiên cứu là theo dõi sự xuất hiện đột quỵ não tiên phát (lần đầu), kết hợp theo dõi bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong nói chung. Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu là 4,5 năm. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm 1 uống phối hợp Enalapril 10mg với acid folic 0,8 mg hàng ngày, tỷ lệ mắc đột quỵ là 2,7%, thấp hơn nhiều so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp đơn độc (enalapril) là 3,4% với HR = 0,79. Nhóm dùng phối hợp tỷ lệ các biến cố tim mạch gây tử vong là 3,1%, thấp hơn so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp (3,9%) với HR = 0,8. Kết quả chung cho thấy nhóm dùng kết hợp acid folic với tăng huyết áp giảm được 21% nguy cơ đột quỵ não tiên phát.

Như vậy, nghiên cứu khẳng định với người lớn có tăng huyết áp, khi điều trị kết hợp thuốc huyết áp (Enalapril 10mg) đơn thuần thì giảm được 55% nguy cơ đột quỵ, nhưng khi kết hợp dùng thêm acid folic 0,8 mg thì giảm thêm 21% nguy cơ đột quỵ, nghĩa là nhóm dùng thuốc huyết áp kết hợp acid Folic 0,8mg sẽ giảm được 76% nguy cơ mắc đột quỵ não. Nghiên cứu này vô cùng có giá trị, vì trước đây người bị tăng HA chỉ khuyên dùng điều trị kiểm soát huyết áp, các thuốc khác kết hợp (chống kết tập tiểu cầu) chưa chứng minh vai trò dự phòng nguyên phát đột quỵ (đột quỵ não lần đầu). Kết quả từ nghiên cứu quốc tế lớn này cho chúng ta thêm giải pháp, là bổ sung acid folic liều cao hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ huyết áp, ổn định huyết áp hơn và giảm hẳn nguy cơ bị đột quỵ não.

Trung tâm dự báo, dự phòng đột quỵ não đã phát hiện được rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp có xơ vữa động mạch não. Khi cho người bệnh dùng các thuốc dự phòng cấp 2 đột quỵ não (Aspirin, Enalaprin 5mg-10mg, mỡ máu) và Homo BQ 2 viên/ ngày (có 2mg Acid folic, 20 mg Coenzym Q10…), sau vài tháng kiểm tra lại thấy huyết áp bệnh nhân ổn định hơn hẳn ở mức bình thường, xơ xữa động mạch não được cải thiện rất rõ. Dưới đây là một số hình ảnh xơ vữa động mạch máu não được điều trị rất hiệu quả ở bệnh nhân./.

Xơ vữa động mạch trước điều trị

Xơ vữa động mạch trước điều trị

Xơ vữa động mạch não sau điều trị Homo BQ

Xơ vữa động mạch não sau điều trị Homo BQ: có Acid folic 1mg

Homo BQ chống xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp nên dự phòng đột quỵ não

Homo BQ chống xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp nên dự phòng đột quỵ não

Hẹp động mạch não giữa trái 90% chưa điều trị

Hẹp động mạch não giữa trái 90%

Xơ vữa động mạch cải thiện sau dùng Homo BQ

Xơ vữa động mạch cải thiện sau dùng Homo BQ

Xơ vữa động mạch cải thiện sau dùng Homo BQ

Xơ vữa động mạch cải thiện sau dùng Homo BQ

Bài viết hữu ích ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Avatar of Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Chuyên khoa sâu về đột quỵ não và thần kinh uy tín với trên 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa trị các bệnh thuộc chuyên khoa nội Thần kinh, đột quỵ não và phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Xem thêm Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call