ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH?
Điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định
Hai mục tiêu chính của điều trị bệnh ĐTNÔĐ gồm:
– Phòng ngừa NMCT và tử vong, do đó kéo dài đời sống.
– Giảm triệu chứng cơ năng (tăng chất lượng cuộc sống).
Có 3 phương pháp điều trị cơ bản hiện nay:
+ Điều trị nội khoa (thuốc)
+ Can thiệp ĐMV qua da (nong, đặt stent hoặc các biện pháp cơ học khác)
+ Mổ làm cầu nối chủ vành.
Mọi BN đều được điều trị bắt đầu và duy trì bằng điều trị nội khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc BN có nguy cơ cao trên các thăm dò thì cần có chỉ định chụp ĐMV và can thiệp kịp thời[1]
1. Điều trị nội khoa
Mục tiêu : – Ngăn ngừa các biến cố tim mạch cấp như NMCT hoặc đột tử
– Cải thiện chất lượng cuộc sống (triệu chứng).
+ Điều trị các yếu tố làm nặng thêm: THA, cường giáp, thiếu máu, loạn nhịpnhanh, suy tim nặng, bệnh van tim phối hợp.
+ Giảm các YTNC, tiết chế dinh dưỡng, vận động thể lực, giảm LDL-cholesterol dưới 100mg/dL bằng statins và tăng HDL-cholesterol bằng biện pháp thích hợp (vận động, Fibrates)
+ Điều trị chống ĐTN bằng thuốc chẹn bêta, nitrate và ức chế calci. Ưu tiên phối hợp chẹn bêta và Nitrates. Quan tâm việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển cho mọi BN.
+ Aspirin cho tất cả BN.
+ Nitrates ngậm dưới lưỡi để giảm và phòng ngừa CĐTN
+ Ưc chế calci có thể phối hợp nhằm giảm CĐTN, giảm THA, giảm suy tim.
+ Phối hợp 3 thuốc chống CĐTN (chẹn bêta, Nitrates, ức chế calci) có thể cần khi sử dụng 2 thuốc vẫn còn CĐTN.
2. Điều trị bằng phương pháp tái tưới máu
Gồm hai phương pháp:
– Can thiệp mạch vành qua da (PCI): Là một thủ thuật để mở rộng động mạch vành cấp máu cho tim. Thường được kết hợp giữa nong bóng và sử dụng giá đỡ hay còn gọi là stent để giúp chống đỡ cho động mạch mở rộng, dòng máu cấp đến tim dễ dàng hơn và giảm cơ hội thu hẹp lại. Một số ống đỡ động mạch được phủ bởi một lớp thuốc để giúp giữ cho động mạch hạn chế tái hẹp gọi là stent phủ thuốc, còn ống đỡ không được phủ thuốc gọi là stent thường.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG): Là phương pháp phẫu thuật, sử dụng động mạch vú trong, động mạch cổ tay… hoặc tĩnh mạch hiển trong tạo dòng máu từ động mạch chủ vượt qua chỗ nghẽn nối với ĐMV tới nuôi cơ tim.
Trước khi thực hiện tái tưới máu, BN cần phải được điều trị nội khoa đầy đủ và xem xét các yếu tố: tuổi, chức năng thất trái, số lượng và mức độ tổn thương mạch vành, bệnh kết hợp (đặc biệt ĐTĐ, suy thận, loét dạ dày…).
Tái tưới máu được chỉ định để cải thiện tiên lượng hay triệu chứng trên 3 nhóm BN:
– BN còn triệu chứng làm hạn chế hoạt động dù đã điều trị nội khoa tối ưu
– BN bị tổn thương mạch vành mà can thiệp tái tưới máu đã chứng minh mang lại lợi ích về tiên lượng
– BN mà nghề nghiệp đòi hỏi phải can thiệp để cải thiện chất lượng cuộc sống so với điều trị nội khoa
PCI có thể được xem là phương pháp tái tưới máu ban đầu có giá trị ở tất cả các BN có ĐTNÔĐ và có vùng cơ tim rộng bị thiếu máu với hầu hết các loại tổn thương ĐMV, trừ một ngoại lệ: tắc ĐMV hoàn toàn mạn tính mà không thể đưa dụng cụ can thiệp qua chỗ tắc được [15].
Phương pháp can thiệp ĐMV qua da: thích hợp cho bệnh nhân tổn thương một hay hai nhánh mạch vành, điểm SYNTAX ≤ 22.
Phương pháp CABG: thích hợp cho bệnh thân chung không được bảo vệ, bệnh 3 thân mạch vành, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường, điểm SYNTAX trung bình và cao (23-32 và ≥ 33).

0 (0) Ý nghĩa của việc dự phòng đau tim Trái tim của chúng ta là động cơ giúp ...

5 (1) QUY TRÌNH TẬP VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ TS. Nguyễn Văn Tuấn; KTV Lê Văn ...

0 (0) Người đàn ông 65 tuổi, đang đi đường thì đột ngột đau đầu, chóng ...
0 (0) Nam thanh niên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội lúc rạng sáng, sau đó ...

0 (0) Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Đột quỵ Hà Nội và sinh hoạt khoa ...

5 (1) Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý nguy hiểm ...