KHUYẾN CÁO: ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TÁI PHÁT

26 Tháng Sáu, 2018
0
(0)

Khuyến cáo điều trị dự phòng đột quỵ não tái phát và tái diễn

TS.BS. Nguyễn Văn Tuấn, Giảng viên Bộ môn Thần kinh – Khoa Đột quỵ – Bệnh viện Quân y 103

TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP Hồ Chí Minh

1. Tỷ lệ đột quỵ và một số yếu tố nguy cơ chính

     
Đột quỵ thiếu máu

(Ischemic Stroke)

  Đột quỵ chảy máu

(Heamorrhagic Stroke)

Nam giới (51%)   Nam giới (64%)
Tăng huyết áp (84,8%)   Tăng huyết áp (94%)
Tăng mỡ máu (79,7%   Tăng mỡ máu (53,1%)
Tiền sử đột quỵ (22,3%)   Tiền sử đột quỵ (13,8%)
Đái tháo đường (17,9%)   Đái tháo đường (9,2%)
Hút thuốc lá (16,3%)   Hút thuốc lá (21,3%)
Rung nhĩ (7,7%)   Rung nhĩ (1%)
     

2. Các khuyến cáo

2.1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn mỡ máu
  • Tăng homocystein máu
  • Rung nhĩ

2.2. Các thuốc chống kết tập tiêu cầu

2.3. Rung nhĩ và các thuốc chống đông

2.4. Điều trị hẹp động mạch trong và ngoài sọ

2.5. Điều trị một số tình huống đặc biệt

3. Một số điều trị chính

3.1. Kiểm soát huyết áp

Thử nghiệm lâm sàng trên 6105 người bệnh đã bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoảng qua (TIA), sử dụng peridopril kết hợp indapamid thấy giảm được 28% nguy cơ đột quỵ não tái phát.

  • Khuyến cáo kiểm soát huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam

Mức huyết áp mcuj tiêu cần đạt là 140/90 mmHg.

Đối với người bệnh kết hợp đái tháo đường hoặc bệnh mạn tính, mục tiêu HA < 130/80 mmHg.

Đối với người bệnh đã bị đột quỵ nhồi máu não lỗ khuyết, mức HA tâm thu < 130 mmHg.

3.2. Khuyến cáo kiểm soát Lipid

Nếu bệnh nhân có rối loạn lipid máu thì điều trị tích cực bằng statin liều cao. Khi chưa đạt được mức LDL-Chos mục tiêu thì kết hợp thêm với ezetimibe.

Không nên điều trị thường quy Statin với bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.

3.3. Kiểm soát đường máu

Mục tiêu kiểm soát đường máu HbA1C <= 7,0 mg/l.

3.4. Thuốc kháng kết tập tiểu cầu

Theo hướng dẫn phòng đột quỵ của Hội đột quỵ Mỹ:

Aspirin (50-325mg): mức khuyến cáo A

Aspirin + Dipyridamole: mức khuyến cáo B

Clopidogrel 75 mg: mức khuyến cáo B

Nghiên cứu CSPS 2 ở 2716 bệnh nhân nhồi máu não, theo dõi 1 đến 5 năm. bệnh nhân chia hai nhóm, nhóm sử dụng Aspirin và nhóm dùng Cilostazol 100 mg uống 2 lần /ngày. Kết quả nhóm sử dụng Cilostazol giảm 25,7% nguy cơ tướng đối ở tất cả các thể đột quỵ não.

3.5. Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh

Bệnh nhân đã bị đột quỵ, nếu phát hiện hẹp động mạch cảnh >70% (qua siêu âm, chụp mạch CTA, MRA hoặc DSA), tiến hành bóc nội mạc động mạch hoặc đặt stent động mạch cảnh.

4. Điều trị chuẩn với hẹp động mạch cảnh nội sọ

  • Chống kết tập tiểu cầu: Aspirin 325mg + Clopidogrel 75 mg, dùng trong 3 tháng.
  • Statin: Rosuvastatin 20 mg.
  • Kiểm soát huyết áp tâm thu < 140mmHg
  • Kiểm soát đường máu, huyết áp kết hợp <130 mmHg
  • Khuyến cáo đặt stent động mạch nội sọ khi mức hẹp >50%-99%./.

 

Nếu bài đăng là hữu ích hãy đánh giá

xếp hạng 0 / 5. xếp hạng 0

hãy đánh giá tôi 5 sao

Như bạn thấy bài đăng này hữu ích ...

Hãy theo dõi Homo BQ

Chúng tôi xin lỗi vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài viết này!

Hãy cho chúng tôi làm thế nào chúng ta có thể cải thiện bài viết này?

Lượt xem: 1830

Tin liên quan

Hẹp động mạch cảnh do xơ vữa Xơ vữa nhiều động mạch nội sọ não: Nguy cơ đột quỵ rất gần

5 (1) PHÁT HIỆN XƠ VỮA NHIỀU ĐỘNG MẠCH SỌ NÃO KHI BỆNH NHÂN BỊ CƠN THIẾU ...

Homo BQ chống xơ vữa động mạch Nghệ sĩ hài Quang Tèo được khảo sát nguy cơ đột quỵ

5 (1) Nghệ sĩ hài ưu tú Nguyễn Tiến Quang (Quang Tèo) được khảo sát đánh giá ...

Phình động mạch não Cứu nguy một người nhờ phát hiện sớm phình động mạch não chưa vỡ

0 (0) PHÁT HIỆN SỚM PHÌNH ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG SẮP VỠ “Phát hiện sớm ...

GS Louis J. Ignarro Giáo sư đoạt giải Nobel y học nghiên cứu về NO

0 (0) Một giờ với giáo sư đoạt giải Nobel y học tại Hà Nội – Việt Nam ...

Hẹp động mạch não giữa trái 90% LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH HIỆU QUẢ

5 (1) XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CÓ THỂ CẢI THIỆN LÒNG MẠCH NHỜ HOMO BQ VÀ ASPIRIN ...

OxLDL gay roi loan noi mac va xo vua dong mach Mỡ máu gây rối loạn nội mạc động mạch và hình thành xơ vữa động mạch

0 (0) Mối liên quan NO với oxLDL và cơ chế phát triển xơ vữa động mạch Tiến ...